backup og meta

[Infographic] 6 dấu hiệu nhược thị bạn không nên bỏ qua

[Infographic] 6 dấu hiệu nhược thị bạn không nên bỏ qua

Nhược thị là tình trạng một bên mắt bị giảm thị lực do sự phát triển thị giác bất thường trong giai đoạn đầu đời. Dấu hiệu nhược thị thường chỉ xảy ra ở một bên mắt nên rất khó phát hiện sớm. 

Điều quan trọng là cần nhận biết sớm các dấu hiệu của nhược thị để điều trị kịp thời. Vì để muộn hoặc điều trị không đúng cách có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu các triệu chứng nhược thị trong bài Infographic này nhé!

Ai có nguy cơ mắc các dấu hiệu nhược thị?

Bệnh thường phát triển từ khi trẻ mới sinh cho đến lúc 7 tuổi. Một số trẻ bị nhược thị bẩm sinh, những trẻ khác phát triển dấu hiệu nhược thị muộn hơn khi còn nhỏ. Trẻ có khả năng bị nhược thị cao hơn ở những trẻ khác nếu:

  • Sinh non
  • Nhẹ cân khi sinh
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh giảm thị lực, đục thủy tinh thể khi còn nhỏ hoặc các bệnh lý về mắt khác
  • Chậm phát triển.

6 dấu hiệu nhược thị bạn cần quan tâm

Các triệu chứng nhược thị có thể khó nhận thấy. Bởi hầu hết trẻ bị nhược thị còn quá nhỏ để có khả năng nói cho người lớn biết về các vấn đề thị lực đang gặp phải. Theo thời gian, trẻ có thể quen với việc một bên mắt có thị lực tốt và mắt còn lại kém hơn. Đối với trẻ lớn hơn, trẻ có thể không nhìn rõ bằng một mắt và gặp vấn đề khi nhìn đọc, hoặc khó phân biệt vật ở gần hay xa…

Phần Infographic dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn biết toàn bộ các dấu hiệu nhược thị mà bạn cần quan tâm để nhận biết sớm bệnh ở trẻ!

các dấu hiệu nhược thị ở trẻ

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nhược thị là một tình trạng có thể phát triển ngay từ khi mới sinh nên không có biện pháp nào để phòng ngừa. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa nếu bạn nhận thấy mắt của trẻ có những dấu hiệu bất thường sau vài tuần đầu đời. Kiểm tra thị lực sau sinh đặc biệt quan trọng nếu tiền sử gia đình có người bị lé mắt, đục thủy tinh thể khi còn nhỏ hoặc các bệnh về mắt khác. 

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ không nhận biết dấu hiệu nhược thị ở trẻ cho đến khi được bác sĩ chẩn đoán trong quá trình khám mắt. Vì vậy, kiểm tra thị lực hàng năm rất cần thiết. Những bài kiểm tra thị lực nên được tiến hành trong những năm trẻ mới biết đi để phát hiện sớm các vấn đề thị lực trước khi trẻ đạt đến độ tuổi trưởng thành về thị giác. Nếu không, mỗi trẻ phải được kiểm tra thị lực toàn diện ít nhất một lần trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi.

Trẻ em đạt đến độ tuổi trưởng thành về thị giác vào khoảng 8 tuổi. Sau đó, các vấn đề về thị lực như nhược thị sẽ khó điều trị hơn. Bệnh nhược thị càng được chẩn đoán và điều trị sớm thì càng có cơ hội cải thiện thị lực và tránh mất thị lực vĩnh viễn. Đến tuổi trưởng thành, mọi sự can thiệp chỉ nhằm giải quyết vấn đề về thẩm mỹ.

Bên cạnh việc cho con khám mắt định kỳ, nếu bạn nhận thấy thị lực của trẻ có vấn đề hoặc xuất hiện các dấu hiệu nhược thị vừa đề cập ở trên, hãy lên lịch khám mắt với bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán chính xác và lên phương án điều trị hiệu quả càng sớm càng tốt.

Để điều trị nhược thị, bác sĩ có thể chỉ định dùng kính mắt, miếng dán che đi mắt tốt hơn trong một khoảng thời gian nhất định hay nhỏ mắt với atropin. Bên cạnh đó, còn một cách chữa nhược thị phổ biến khác là phẫu thuật nhằm giải quyết nguyên nhân gây ra nhược thị, có thể là đục thủy tinh thể, lác mắt, sụp mí mắt. Không phải ai cũng có thể phẫu thuật được. Tùy theo mức độ nhược thị của từng người, tuổi tác, sức khỏe… mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án phù hợp.

Hy vọng thông qua bài Infographic trên bạn đã biết cách nhận biết sớm các dấu hiệu nhược thị để giúp ngăn ngừa các vấn đề lâu dài với thị lực. Nếu chẳng may mắc phải bệnh này, đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ lịch hẹn khám mắt hay các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định nào nhé!

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

7 Signs Your Child Might Have a Lazy Eye. https://www.optometrists.org/vision-therapy/vision-therapy-for-lazy-eye/7-signs-your-child-might-have-a-lazy-eye/. Ngày truy cập: 02/12/2021

Lazy eye (amblyopia). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lazy-eye/symptoms-causes/syc-20352391. Ngày truy cập: 02/12/2021

Amblyopia (Lazy Eye). https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/amblyopia-lazy-eye. Ngày truy cập: 02/12/2021

Lazy Eye (Amblyopia). https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/lazy-eye-amblyopia. Ngày truy cập: 02/12/2021

Overview-Lazy eye. https://www.nhs.uk/conditions/lazy-eye/. Ngày truy cập: 02/12/2021

Amblyopia. https://kidshealth.org/en/parents/amblyopia.html. Ngày truy cập: 02/12/2021

Phiên bản hiện tại

08/12/2021

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ BỆNH GLÔCÔM

Cà rốt có tác dụng gì? 12 tác dụng của cà rốt không phải ai cũng biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 08/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo