Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quý giá và duy nhất trong những năm tháng đầu đời. Vấn đề lợi sữa sau sinh của mẹ cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc bé có nhận đủ nguồn dinh dưỡng vàng này để phát triển khỏe mạnh trong tương lai hay không. Do đó, trước, trong và sau khi mang thai, đây là vấn đề mà mẹ nên hết sức lưu ý.
Lợi sữa sau sinh: Tại sao mẹ cần quan tâm nhiều hơn?
Các chuyên gia luôn khuyến khích việc bú mẹ hoàn toàn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi và lâu hơn nếu có thể vì những lợi ích vượt trội mà sữa mẹ mang lại cho bé [1]. Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết sự phát triển của bé như:
- HMO – dưỡng chất có hàm lượng nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, giúp thúc đẩy sự phát triển cân bằng của cộng đồng vi khuẩn bên trong đường ruột cũng như hạn chế sự bám dính của mầm bệnh [2].
- Các nhóm axit béo quan trọng như DHA và ARA, giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho các mô não và các kết nối thần kinh phức tạp, cho phép não bộ nâng cao việc xử lý thông tin và giải quyết vấn đề [3], [4].
- Vitamin E tự nhiên và lutein – dưỡng quan trọng với sự phát triển của bé. Vitamin E – một chất chống oxy hóa mạnh – có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của hệ hô hấp, miễn dịch và nhận thức ở trẻ sơ sinh [5]. Lutein – dưỡng chất cần cho sự phát triển não bộ [6]. Đặc biệt, hai dưỡng chất này còn giúp bảo vệ DHA để não nhận được nhiều DHA hơn, giúp tăng kết nối và phát triển tế bào thần kinh [7], [8].
Ngoài ra, sữa mẹ còn “êm dịu” với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, giúp bé dễ tiêu, dễ hấp thu, thúc đẩy bé tăng cân khỏe mạnh. Đặc biệt, các thành phần của sữa mẹ còn thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé theo thời gian. [3]
Không những thế, sữa mẹ còn là “tấm khiên” bảo vệ giúp chống lại các tác nhân gây bệnh, để từ đó giúp cơ thể tập trung phát triển tối đa về mặt thể chất và trí tuệ. Ngoài ra, việc tiếp xúc da kề da, tương tác gần gũi giữa mẹ và bé khi cho bú còn giúp bé phát triển nhận thức và cảm xúc [4].
Chính vì những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ kể trên mà trước khi bé chào đời, mẹ nên chú trọng hơn đến chăm sóc cơ thể, đồng thời bổ sung hợp lý các chất dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai để sau sinh có thể tạo được nguồn sữa đủ nhiều và đủ chất lượng nhằm hỗ trợ bé phát triển tối ưu về lâu dài.
[embed-health-tool-due-date]
Những bí quyết khoa học giúp mẹ có nhiều sữa cho bé sau sinh
Chú ý đến dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai
Dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ giúp dự trữ đủ các chất dinh dưỡng cần cho việc tạo sữa sau sinh. Do đó, chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống của mẹ khi mang thai rất quan trọng [9]:
- Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Nhu cầu năng lượng của mẹ hầu như không tăng đáng kể so với khi trước mang thai nhưng giai đoạn này mẹ rất dễ gặp tình trạng ốm nghén gây khó chịu. Do đó, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, không cần cố ăn thật nhiều mà cần ăn đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu.
- Trong giai đoạn 3 tháng giữa: Đây cũng là giai đoạn bé phát triển về khung xương, chiều cao nên cần chú ý ăn các thực phẩm giàu can xi, kẽm như tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản. Đến 3 tháng cuối, mức năng lượng mỗi ngày cần tăng thêm 450 kcal (tương đương 2 miệng bát cơm và thức ăn hợp lý).
Ngoài ra, trong thực đơn mỗi ngày, mẹ ăn kết hợp đa dạng những loại thực phẩm nhằm bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất là đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, mẹ nên chú ý đến các nhóm ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, quả hạch… vì sẽ giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn [10], [11].
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ khoa học, mẹ có thể bổ sung xen kẽ thêm giữa các bữa ăn chính là các sản phẩm sữa bầu uy tín, có mức kcal tương đương hoặc thấp hơn sữa tươi (khoảng 74 kcal/100ml) nhưng được bổ sung đủ các dưỡng chất quan trọng như axit folic, canxi, sắt, vitamin E, lutein, DHA… Đây là yếu tố giúp mẹ không bị tăng cân mà vẫn đáp ứng được đầy đủ những dưỡng chất quan trọng cần thiết cho việc tạo sữa. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm sữa cao cấp dành riêng cho phụ nữ mang thai có mức năng lượng chỉ 72kcal/100 ml, thấp hơn cả sữa tươi nhưng được bổ sung đến 24 vitamin và khoáng chất quan trọng cho bé. Đặc biệt, chúng còn được chứng minh giúp mẹ lợi sữa sau sinh, để từ đó tăng tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Điều quan trọng là mẹ hãy đọc kỹ phần thông tin về thành phần dinh dưỡng được in trên bao bì sản phẩm, cũng như xem thêm các nghiên cứu đã được công bố để đánh giá chất lượng và chọn được sản phẩm phù hợp.
Xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý để tăng chất lượng nguồn sữa
Ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, mẹ bầu cũng nên chú ý việc vận động và nghỉ ngơi hợp lý trong thai kỳ. Một nghiên cứu trên 150 phụ nữ mang thai cho thấy nếu đi bộ nhiều hơn mỗi ngày, mẹ có thể sản xuất nhiều hơn 3’-SL HMO trong sữa mẹ, đây là một loại chất xơ (prebiotics) có có lợi cho sức khỏe lâu dài của bé [12].
Song với đó, việc duy trì thời gian ngủ đủ cũng quan trọng không kém nhằm có thể giúp mẹ cải thiện lưu lượng sữa. Khi chất lượng giấc ngủ được duy trì, cơ thể mẹ sẽ tự nhiên tiết ra được nhiều sữa hơn nhờ vào sự gia tăng của hormone prolactin [13].
Tìm hiểu về cách cho bé bú đúng tư thế
Khi bé ngậm bắt bú đúng cách, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu sản xuất các hormone oxytocin nhằm thúc đẩy quá tiết sữa nhiều hơn. Đây được gọi là “phản xạ oxytocin” hay “phản xạ xuống sữa”. Cho con bú đúng cách là một yếu tố hàng đầu trong việc nuôi con bằng sữa mẹ và phòng ngừa các bệnh lý tuyến vú trong giai đoạn hậu sản. Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ có thể tìm hiểu, luyện tập trước để sau sinh, mẹ sẽ đỡ “bỡ ngỡ” khi cho bé bú [14].
Ngoài ra, trong quá trình mang thai và chăm con sau sinh, mẹ hãy nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc những nguồn cung cấp thông tin uy tín. Đồng thời, tránh nghe theo những phương pháp truyền miệng hay áp dụng những phương pháp chăm sóc dinh dưỡng không khoa học gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và bé.
SIM-C-84-25