backup og meta

Nhau thai là gì? Sự thật về lợi ích của việc ăn nhau thai

Nhau thai là gì? Sự thật về lợi ích của việc ăn nhau thai

Các mẹ bầu vẫn truyền tai nhau về công dụng tuyệt vời của việc ăn nhau thai, tuy nhiên liệu ăn nhau thai có thật sự tốt cho sức khỏe và đảm bảo an toàn hay không?

Để tìm ra câu trả lời, Khoa tâm lý học Đại học Bates (Mỹ) đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến trên 216 người, để khảo sát về thái độ của họ đối với hành vi ăn nhau thai là gì. Kết quả khảo sát phát hiện ra rằng, hơn 66% số người đã từng được nghe về hành vi này, nhưng chỉ có một số rất ít là khoảng 3,3% người đã từng ăn nhau thai con người. Có thể thấy, mặc dù hành vi này được nhiều người biết đến nhưng số người thực sự đã từng ăn nhau thì thì là rất ít (hiếm).

Nhau thai là gì?

Nhau thai (placenta) là bộ phận được gắn vào thành tử cung nối thai nhi với cơ thể mẹ. Cơ quan này có chức năng lọc oxy, đường và các chất dinh dưỡng từ máu của mẹ để cung cấp cho thai nhi thông qua dây rốn. 

Ngoài ra, nhau cũng đảm nhận nhiệm vụ lọc ra các chất có thể gây hại cho thai nhi, loại bỏ carbon dioxide và các chất thải ra khỏi máu của bé.

Tại sao nhiều người lại ăn nhau thai người?

Nhiều mẹ bầu chọn ăn nhau thai vì tin rằng nó giàu dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe. Về mặt y khoa, cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra các lợi ích của nhau thai đối với sức khỏe con người.

  • Dồi dào dinh dưỡng: Nhau là cơ quan cung cấp oxy, năng lượng, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng (sắt, vitamin B6, B12, estrogen, progesterone…) từ mẹ sang bé. Do đó, người ta tin rằng trong nhau vẫn còn những dưỡng chất này sau khi mẹ sinh con.
  • Giảm triệu chứng trầm cảm sau sinh: Tạp chí Sản khoa & Sức khỏe Phụ nữ cho rằng, hormone giải phóng corticotropin có trong nhau thai có thể điều chỉnh tâm trạng và làm giảm căng thẳng trong khi chuyển dạ. Mặc dù vậy, nghiên cứu này vẫn chưa chỉ ra được mối tương quan giữa nồng độ hormone corticotropin trong nhau thai và trầm cảm sau sinh. 
  • Thúc đẩy sản xuất sữa mẹ: Nghiên cứu của Khoa Y của Đại học Nam California (Mỹ) đã chứng minh việc ăn nhau thai khô làm tăng lượng protein và lactose có trong sữa mẹ đang cho con bú. 
Ngoài những lý do trên, nhiều người còn tin rằng, ăn nhau thai sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh, tăng hàm lượng sắt trong cơ thể (chỉ số sắt huyết thanh) và giảm nhẹ các triệu chứng mãn kinh.
Nhiều mẹ bỉm ăn nhau thai vì tin vào những tác dụng có lợi của nó.
Nhiều mẹ bỉm ăn nhau thai vì tin vào những tác dụng có lợi của nó.

Có nên ăn nhau thai không? Ăn nhau thai có an toàn cho sức khỏe không?

Bất kể những lợi ích được lan truyền rộng rãi, Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Canada (SOGC) khuyến cáo không nên ăn nhau thai vì nó gây hại cho thai phụ. Theo chuyên gia, bằng chứng về lợi ích của nhau thai không đáp ứng các tiêu chuẩn. Hơn nữa, việc ăn nhau thai còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bệnh truyền nhiễm.

Riêng tại Việt Nam, Bộ Y tế quy định nhau thai người sẽ phải được xử lý như một loại rác thải y tế và sau đó mang đi tiêu hủy. Nhờ vậy mà hành vi ăn nhau thai ở Việt Nam cũng ít khi xảy ra.

Nhau thai chứa nhiều chất thải

Nhau thai đóng vai trò như một bộ lọc, truyền đi chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đến bé và giữ lại các chất thải. Chính vì vậy mà nhau thai là một bộ phận không được khuyến khích tiêu thụ.

Để làm rõ hơn cho luận điểm này, một nghiên cứu đăng tải trên Pubmed năm 2020 đã chỉ ra rằng, nhau thai chứa các chất thải có bản chất hóa học như kim loại nặng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như asen, chì, cadmium và thủy ngân. Mặc dù hàm lượng tương đối ít và không đủ để gây hại, nhưng cũng không thể chủ quan mà loại trừ khả năng gây ngộ độc.

Khả năng lây nhiễm mầm bệnh từ việc ăn nhau thai

Một báo cáo năm 2016 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ghi nhận trường hợp một em bé sinh ra khỏe mạnh và không có biến chứng, nhưng sau đó lại gặp vấn đề về hô hấp. Các bác sĩ phát hiện trong máu của em bé này chứa vi khuẩn huyết B Streptococcus agalactiae (GBS), một bệnh nhiễm trùng máu nguy hiểm còn được gọi là liên cầu khuẩn nhóm B. 

Các chuyên gia phát hiện ra nguyên nhân đến từ các viên uống được cho là có chiết xuất từ nhau thai, loại dược phẩm mà người mẹ đã uống khi trong thai kỳ. Vì các viên uống có chứa GBS, một loại vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng huyết, viêm phổi và viêm màng não ở trẻ. 

Mặc dù đây là trường hợp hiếm gặp, nhưng các bậc cha mẹ vẫn nên thận trọng trước khi tiêu thụ nhau thai. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên ăn nhau thai của người khác, để tránh nguy cơ nhiễm mầm bệnh do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm từ người cho nhau.

Các dưỡng chất có thể không còn đầy đủ như bạn tưởng

Do vấn đề vệ sinh, phần lớn mọi người sẽ không ăn nhau thai sống. Thay vào đó, nó thường được hấp, nghiền thành bột để cho vào viên nang hoặc đông lạnh, khi đó có thể đã mất đi những chất dinh dưỡng có trong nhau thai. 

Ngoài ra, việc bảo quản nội tạng như nhau thai đòi hỏi nhiều công đoạn cũng như độ lạnh cần thiết. Nếu không bảo quản đúng cách, nội tạng sẽ bị biến dạng, bị hỏng và trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Việc ăn nhau thai không lý tưởng như bạn nghĩ.
Việc ăn nhau thai không lý tưởng như bạn nghĩ.

Câu hỏi thường gặp

Nhau thai bò có tác dụng gì? Có nên ăn nhau thai bò không?

Nhau thai bò được tin là một nguồn tài nguyên dinh dưỡng dồi dào với nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được tác dụng của nhau thai bò đối với cơ thể người mà chỉ mới thử nghiệm trên chuột bạch. 

Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên (Trung Quốc) chứng minh chiết xuất nhau thai bò có khả năng cải thiện tổn thương cấu trúc và chứng rối loạn chức năng gan, đồng thời chống oxy hóa và chống viêm ở chuột. Thêm vào đó, Đại học Gadjah Mada (Indonesia) cũng chứng minh được thai bò rất giàu chất dinh dưỡng, có thể cải thiện nồng độ tinh trùng mào tinh hoàn của chuột bạch.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các kiến thức cần thiết về việc ăn nhau thai. Ở nhau thai tiềm ẩn nhiều rủi ro như bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cũng như các chất hóa học có độc tố, vì thế bạn cần cân nhắc thật kỹ và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tiêu thụ sản phẩm này.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Placenta

https://my.clevelandclinic.org/health/body/22337-placenta 

Ngày truy cập: 27/12/2024

Human Maternal Placentophagy: A Survey of Self-Reported Motivations and Experiences Associated with Placenta Consumption

https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/03670244.2012.719356 

Ngày truy cập: 27/12/2024

Consumption of Maternal Placenta in Humans and Nonhuman Mammals: Beneficial and Adverse Effects

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7765311/#sec8-animals-10-02398 

Ngày truy cập: 27/12/2024

Attitudes Toward Placentophagy: A Brief Report

https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/07399332.2013.798325 

Ngày truy cập: 27/12/2024

Is eating your placenta safe?

https://www.babycenter.com/baby/postpartum-health/eating-the-placenta_40008062 

Ngày truy cập: 27/12/2024

Understanding Endorphins and Their Importance in Pain Management

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3104618/ 

Ngày truy cập: 27/12/2024

Notes from the Field: Late-Onset Infant Group B Streptococcus Infection Associated with Maternal Consumption of Capsules Containing Dehydrated Placenta — Oregon, 2016 

https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/66/wr/mm6625a4.htm?s_cid=mm6625a4_w 

Ngày truy cập: 27/12/2024

A Literature Review on the Practice of Placentophagia

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27719777/ 

Ngày truy cập: 27/12/2024

No. 378-Placentophagy

https://www.jogc.com/article/S1701-2163(18)30816-8/abstract 

Ngày truy cập: 27/12/2024

Phiên bản hiện tại

27/12/2024

Tác giả: Uyên Trần

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Eo thon dáng gọn với 8 cách giảm cân sau sinh đơn giản


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Uyên Trần · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo