backup og meta

Vai trò của kẽm trong thai kỳ - Viên bổ sung kẽm cho bà bầu có cần thiết?

Vai trò của kẽm trong thai kỳ - Viên bổ sung kẽm cho bà bầu có cần thiết?

Trong một thai kỳ, sự tăng trưởng, phát triển của mô và DNA trong cơ thể em bé phụ thuộc phần lớn vào nguồn kẽm mà cơ thể mẹ có. Không những vậy, một số nghiên cứu còn cho thấy việc mẹ bầu thiếu hụt kẽm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và sinh non. Vì vậy, có thể nói rằng việc bổ sung kẽm cho bà bầu là rất quan trọng để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.

Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc bổ sung kẽm khi mang thai để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tại sao kẽm là khoáng chất quan trọng đối với thai kỳ?

Trong quá trình mang thai, em bé của bạn sẽ từ một tế bào đơn lẻ phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh gồm hàng nghìn tỉ tế bào. Kẽm là khoáng chất vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì kẽm giữ vai trò thiết yếu trong việc xây dựng các tế bào và DNA của em bé. Song song đó, cung cấp đầy đủ kẽm trong thai kỳ còn mang đến nhiều lợi ích khác như:

  • Đảm bảo cho não bộ em bé phát triển bình thường.
  • Kẽm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mẹ và thai nhi bằng cách duy trì một lượng kháng thể khỏe mạnh. Từ đó hạn chế nguy cơ nhiễm trùng trong thai kỳ và sau khi sinh.
  • Bổ sung kẽm đầy đủ giúp duy trì khứu giác và vị giác tốt cũng như hỗ trợ vết thương (nếu có) nhanh lành hơn.
  • Một số nghiên cứu cho thấy mẹ bầu được bổ sung đủ hàm lượng kẽm cần thiết có thể hạn chế những vấn đề như tăng huyết áp do thai nghén, chuyển dạ sinh non, chuyển dạ kéo dài hoặc băng huyết sau sinh.

Bổ sung kẽm cho bà bầu với hàm lượng khuyến nghị là bao nhiêu?

bổ sung kẽm cho bà bầu

Việc duy trì một lượng kẽm cần thiết cho cơ thể mẹ bầu trong suốt thai kỳ cũng có thể góp phần làm giảm nguy cơ sinh non. Hơn nữa, mẹ bầu thường cần kẽm nhiều hơn so với trước khi mang thai. Sau đây là chi tiết về hàm lượng kẽm cần thiết mỗi ngày được khuyến nghị dành cho phụ nữ:

  • Phụ nữ mang thai dưới 18 tuổi: 12 mg kẽm/ngày
  • Phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên: 11 mg kẽm/ngày
  • Phụ nữ cho con bú dưới 18 tuổi: 13 mg kẽm/ngày
  • Phụ nữ cho con bú từ 19 tuổi trở lên: 12 mg kẽm/ngày
  • Phụ nữ không mang thai dưới 18 tuổi: 9 mg kẽm/ngày
  • Phụ nữ không mang thai từ 19 tuổi trở lên: 8 mg kẽm/ngày

Viên uống bổ sung kẽm cho bà bầu có cần thiết?

Các nghiên cứu và thống kê cho thấy tình trạng thiếu kẽm nghiêm trọng ở người là rất hiếm gặp nhưng tình trạng thiếu hụt kẽm từ nhẹ đến trung bình có thể phổ biến. Đặc biệt là đối với những quần thể người dân ít tiêu thụ thực phẩm giàu kẽm từ động vật và tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu phytate (các loại đậu) khiến cơ thể khó hấp thu kẽm.

Đối với thắc mắc chị em có nên uống viên kẽm cho bà bầu trước và trong khi mang thai không thì câu trả lời là điều này thường không quá cần thiết. Bởi vì kẽm là khoáng chất có mặt trong nhiều loại thực phẩm. Do đó, nếu bạn có một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh thì gần như cơ thể đã được bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết.

Tuy nhiên, đối với chị em thường xuyên ăn chay, ít ăn thịt cá thì nguy cơ thiếu hụt kẽm là khá cao vì cơ thể thường khó hấp thu kẽm từ thực vật. Trong trường hợp này, bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc uống thêm viên kẽm bổ sung trước và trong khi mang thai nhé!

Mách bạn những thực phẩm giàu kẽm cho bà bầu nên được bổ sung vào chế độ ăn

thực phẩm giàu kẽm

Mẹ bầu có thể chọn hấp thu kẽm từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, động vật có vỏ (tôm, cua, sò,..), thịt, sữa, ngũ cốc và các loại đậu (đậu gà, đậu lăng…) đều là những nguồn thực phẩm giàu kẽm. Sau đây là chi tiết về một số thực phẩm cung cấp kẽm cho bà bầu tốt nhất:

  • 100g hàu nấu chín cung cấp 14.7 mg kẽm
  • 100g cà chua phơi khô cung cấp 13.6 mg kẽm
  • 100g thịt bò phi lê cung cấp 7.8 mg kẽm
  • 100g sườn cừu cung cấp 5.4 mg kẽm
  • 100g hạt bí ngô cung cấp 7.5 mg kẽm
  • 100g hạt hướng dương cung cấp 5.8 mg kẽm
  • 100g hạt thông/hạt điều cung cấp 5.3 – 5.5 mg kẽm
  • 100g hạnh nhân/hồ đào/hạt quả hạch Brazil cung cấp 3.7 – 4.1 mg kẽm
  • 100g phô mai cheddar cung cấp 3.6 mg kẽm
  • 100g đậu lăng/đậu thận cung cấp 3 – 4 mg kẽm
  • 1 khẩu phần ngũ cốc ăn sáng có thể cung cấp khoảng 2.8 mg kẽm.

Lưu ý rằng mặc dù hàu là thực phẩm giàu kẽm cho bà bầu nhất nhưng các mẹ vẫn nên thận trọng khi ăn. Bởi vì hàu có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao gây hại cho thai nhi. Hơn nữa, hàu sống hoặc bất kỳ món thịt, cá, trứng… chưa được nấu chín cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và gây rủi ro cho mẹ bầu nên cần hạn chế.

Nhìn chung, chị em không cần quá lo lắng về vấn đề bổ sung kẽm cho bà bầu trong thai kỳ. Chỉ cần ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa và không ăn chay thì cơ thể của mẹ đã luôn nhận được lượng kẽm cần thiết. Mặt khác, dù được khuyến nghị bổ sung kẽm thì bạn cũng không nên hấp thu quá 40 mg kẽm mỗi ngày từ các chất bổ sung nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Zinc supplementation during pregnancy

https://www.who.int/elena/bbc/zinc_pregnancy/en/#R1 Truy cập ngày 30/12/2021

Zinc supplementation for improving pregnancy and infant outcome

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7043363/ Truy cập ngày 30/12/2021

Zinc Deficiency During Pregnancy Leads to Altered Microbiome and Elevated Inflammatory Markers in Mice

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fnins.2019.01295/full Truy cập ngày 30/12/2021

Zinc supplementation for improving pregnancy and infant outcome

https://www.cochrane.org/CD000230/PREG_zinc-supplementation-improving-pregnancy-and-infant-outcome Truy cập ngày 30/12/2021

Effect of gestational zinc deficiency on pregnancy outcomes:

https://www.cambridge.org/core/services/aop-cambridge-core/content/view/A6BDF3C2123689E0A82061F49D082103/S0007114501000988a.pdf/div-class-title-effect-of-gestational-zinc-deficiency-on-pregnancy-outcomes-summary-of-observation-studies-and-zinc-supplementation-trials-div.pdf Truy cập ngày 30/12/2021

Phiên bản hiện tại

30/12/2021

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Tìm hiểu 5 loại canxi nước cho bà bầu giúp mẹ dễ hấp thu

Nám da sau sinh: 6 sản phẩm chiết xuất từ vitamin C trị nám cho mẹ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 30/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo