backup og meta

Bốc hỏa khi mang thai: Làm sao để mẹ hạ nhiệt hiệu quả, an toàn?

Bốc hỏa khi mang thai: Làm sao để mẹ hạ nhiệt hiệu quả, an toàn?

Bốc hỏa khi mang thai là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn bình thường, gây khó chịu mệt mỏi mặc dù mẹ bầu không mắc các bệnh như sốt.

Thực chất, bà bầu thân nhiệt cao một chút khi mang thai là điều bình thường. Tuy nhiên, mẹ nên thận trọng khi mang thai trong khoảng thời gian thời tiết nắng nóng hoặc bất cứ trường hợp nào tiếp xúc với nhiệt độ cao. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giải đáp chi tiết hơn về tình trạng mẹ bầu bốc hỏa và cách giảm nhiệt hiệu quả, an toàn để các mẹ tham khảo.

Bà bầu bốc hỏa có bình thường không?

Việc phụ nữ mang thai cảm thấy thân nhiệt quá cao và dường như khiến bạn bốc hỏa trong lúc bầu bí là điều bình thường. Khi thai nhi phát triển, cơ thể người mẹ sẽ cần đến nhiều năng lượng hơn, do đó nhiệt lượng tỏa ra cũng vì thế mà tăng lên. Trong một số trường hợp, làm việc trong môi trường nóng có thể gây ra sự gia tăng nhiệt độ cơ thể.

Mặt khác, bốc hỏa quá mức là vấn đề cần được quan tâm và mẹ bầu cũng cần phải cẩn thận, đặc biệt là khi bạn đi ra ngoài vào lúc thời tiết nắng nóng.

Dấu hiệu bốc hỏa khi mang thai

Bạn có thể cảm thấy không khỏe một cách rõ rệt cũng như nhận thấy được thân nhiệt dường như đang tăng cao. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bốc hỏa khi mang thai bao gồm:

  • Da ấm
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Chuột rút cơ bắp

Bạn cũng có thể có nguy cơ cao bị kiệt sức vì nóng, say nắng và mất nước. Do vậy, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng trên.

Có thể bạn quan tâm: Nhiệt độ cơ thể khi mang thai bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là sốt?

Nguyên nhân gây bốc hỏa khi mang thai

nguyên nhân gây bốc hỏa khi mang thai

Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị bốc hỏa trong thời gian mang thai gồm:

  • Do lượng máu tăng gần 50% khi thai kỳ đạt đến tuần thai thứ 34 mà mẹ bầu có thể cảm thấy thân nhiệt trở nên ấm nóng hơn bởi lúc này các mạch máu bắt đầu mở rộng và di chuyển đến gần bề mặt da.
  • Tim của bạn hoạt động mạnh hơn và bơm máu nhiều hơn 20% so với công suất thông thường khi bạn mang thai tuần thứ 8.
  • Tốc độ trao đổi chất tăng lên trong thai kỳ để tạo thêm năng lượng cho bạn và thai nhi cũng có thể gây ra sự thay đổi về nhiệt độ.
  • Nhiệt độ tỏa ra từ cơ thể thai nhi đang phát triển thường được người mẹ hấp thụ. Điều này chủ yếu xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba. Do đó, nhiệt độ da tăng lên sẽ khiến bạn cảm thấy nóng.

Một số hoạt động chung khác có thể làm tăng nhiệt độ và khiến mẹ bầu bốc hỏa gồm:

  • Tập thể dục trong thời tiết nóng hoặc vận động trong một thời gian dài
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng quá lâu hoặc ngồi trong phòng xông hơi
  • Sốt cao
  • Sử dụng miếng đệm nhiệt hoặc chăn điện…

Yếu tố nguy cơ bạn cần lưu ý

Bốc hỏa khi mang thai quá nhiều và quá lâu có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như:

  • Theo phân tích tổng hợp của 15 nghiên cứu, bà bầu bốc hỏa thân nhiệt tăng quá cao trong những tháng mang thai đầu tiên có liên quan đến dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh hoặc thậm chí gây sảy thai.
  • Ngoài ra, nắng nóng mùa hè có thể làm nặng thêm một số tình trạng của thai kỳ, chẳng hạn như phù nề tay chân, kích thích melanocytes gây ra nám má hoặc khiến bạn cáu bẳn liên tục.

Mách mẹ bầu cách đẩy lùi cơn bốc hỏa khi mang thai

mẹ bầu bốc hỏa khi mang thai

Dưới đây là một số biện pháp gợi để giữ cho nhiệt độ cơ thể trong tầm kiểm soát cũng như giảm thiểu ảnh hưởng của cơn bốc hỏa khi mang thai:

  • Nếu sử dụng điều hòa, hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức khoảng 25°C.
  • Mặc trang phục thoải mái, có tính thấm hút mồ hôi cao và không bó sát.
  • Đem theo 1 chiếc quạt cầm tay để có thể làm mát bất cứ lúc nào bạn cảm thấy nóng.
  • Đi bơi từ 2 – 3 lần mỗi tuần, bài tập này không những giúp hạ hỏa mà còn rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu đấy.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất khoảng 1,5 lít nhằm giúp cơ thể điều hòa được nhiệt độ, ngăn ngừa mất nước cũng như chống táo bón.
  • Hạn chế uống cà phê hoặc thức uống chứa caffeine bởi thức uống này có thể làm tăng huyết áp cũng như nhiệt bên trong cơ thể.
  • Tắm nước ấm thay vì nước lạnh bởi việc tắm nước lạnh chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái phút chốc nhưng thân nhiệt sẽ lại tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể lấy khăn lạnh chườm lên những bộ phận như cổ, vai, nách để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn. Do đó, hãy hạn chế ra ngoài vào những lúc thời tiết nóng bức hoặc luôn luôn sử dụng kem chống nắng, che chắn làn da nếu phải làm việc ngoài trời.
  • Thưởng thức các món như xà lách, trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao. Giảm lượng thức ăn cay vì chúng có thể sinh nhiệt, khiến cơn bốc hỏa khi mang thai trở nên khó chịu hơn.

Phương Uyên/HELLO BACSI

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Overheating In Pregnancy: Signs, Causes, Risks And Prevention https://www.momjunction.com/articles/overheating-during-pregnancy_00346187/ ngày truy cập 02/02/2020

Pregnancy and All Things Heat-Related (You, the Weather, Your Bath Water, and More) https://www.healthline.com/health/pregnancy/hot-pregnant ngày truy cập 02/02/2020

Overheating During Pregnancy: Why It Happens and How to Avoid It https://www.healthstatus.com/health_blog/pregnancy/overheating-pregnancy-happens-avoid/ ngày truy cập 02/02/2020

Hot weather and high body temperature during pregnancy

https://www.nct.org.uk/pregnancy/worries-and-discomforts/common-discomforts/hot-weather-and-high-body-temperature-during-pregnancy Truy cập ngày 18/08/2022

Summer heat brings special health risks for pregnant women

https://www.heart.org/en/news/2019/07/01/summer-heat-brings-special-health-risks-for-pregnant-women Truy cập ngày 18/08/2022

Study challenges overheating risk for pregnant women exercising in the heat

https://www.sydney.edu.au/news-opinion/news/2021/07/16/study-challenges-overheating-risk-for-pregnant-women-exercising-.html  Truy cập ngày 18/08/2022

Phiên bản hiện tại

18/08/2022

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Mini IVF: Phương pháp giúp hành trình làm cha mẹ dễ dàng hơn

Bí quyết cải thiện tình trạng bị chóng mặt khi mang thai


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 18/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo