Bà bầu bị đau hông khi mang thai là tình trạng khá phổ biến bởi trong thời gian bầu bí có nhiều yếu tố khác nhau sẽ ảnh hưởng đến phần hông.
Nhiều bà bầu bị đau hông khi mang thai. Cơn đau này thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba nhưng vẫn có thể hiện diện trong những tháng đầu thai kỳ.
Bài viết sau Hello Bacsi sẽ giải thích nguyên nhân vì sao bà bầu bị đau hông cũng như cách giảm đau hông khi mang thai mà bạn có thể tham khảo.
3 cách giảm đau hông khi mang thai
Để không bị cơn đau hông khi mang thai ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt, bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp như:
1. Tập yoga chữa đau hông khi mang thai
Các bài tập yoga kéo giãn có thể giúp nới lỏng phần hông bị căng và giảm đau. Yoga cho bà bầu cũng là hình thức vận động khá tốt vì chúng khá nhẹ nhàng cũng như ít gây tác động quá sức cho các cơ. Một số bài tập, động tác yoga mà gợi ý cho bạn gồm:
- Tư thế con bò, con mèo
- Tư thế móc câu hẹp
- Tư thế cây cầu
- Tư thế em bé.
2. Bà bầu bị đau hông nên chườm ấm, tắm nước nóng
Khi bà bầu bị đau hông khi mang thai, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm nóng, biện pháp này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu ở khu vực eo và hông, từ đó giảm cứng khớp, căng cơ. Ngoài ra, nếu có bồn tắm, bạn hãy thử áp dụng hình thức ngâm bồn pha cùng một chút muối hồng. Việc làm này sẽ vừa giúp đào thải độc tố, vừa giảm đau khá hữu hiệu.
3. Massage giảm đau
Bạn có thể dùng dầu xoa bóp để làm cơn đau hông, việc dùng lực massage cũng như các loại tinh dầu có đặc tính kháng viêm giảm đau (tinh dầu gừng, tràm, oải hương, hoa cúc, bạc hà…) sẽ giúp mẹ bầu dần cảm thấy dễ chịu hơn.
5 nguyên nhân gây đau hông khi mang thai
Một số lý do khiến bà bầu bị đau hông trong thai kỳ gồm:
1. Do nội tiết tố relaxin
Trong thời gian mang thai, nội tiết tố relaxin sẽ tăng, Đây là nội tiết tố có nhiệm vụ làm thư giãn, làm mềm các mô kết nối xương của bạn trên khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến khó chịu vùng chậu, đặc biệt là đau lưng hoặc đau hông khi mang thai.
2. Tăng cân khiến bà bầu bị đau hông
Hiện tượng tăng cân khi mang thai có thể làm cho bà bầu bị đau hông do xương và các khớp đang c phải chịu trọng lượng khá lớn. Bên cạnh đó, tăng cân quá mức có thể gây ra các tình trạng khó chịu khác.
Để biết được mình có bị thừa cân trong lúc mang thai hay không và làm thế nào để điều chỉnh lại cân nặng nằm trong mức hợp lý, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý giảm cân khi mang thai nếu như chưa có góp ý chuyên môn.
3. Tư thế không phù hợp
Tư thế của bạn có thể thay đổi khi tăng cân. Không chỉ vậy, nếu thai nằm nghiêng sang bên này nhiều hơn bên kia cũng có thể khiến bà bầu bị đau hông khi mang thai.
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt hằng ngày như bế 1 em bé khác lên hông, mang vác vật nặng cũng gây ra tình trạng đau nhức. Để hạn chế những nguy cơ cơn đau diễn biến trầm trọng hơn, bạn hãy cố gắng điều chỉnh tư thể, ngồi thẳng lưng hoặc dùng gối kê, hạn chế xách vật dụng quá nặng.
4. Loãng xương nhẹ
Một số trường hợp bị loãng xương khi mang thai sẽ khiến bà bầu bị đau hông. Tình trạng này thường bắt đầu vào khoảng thời gian trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, do lúc này nhu cầu canxi và kali của em bé tăng lên, từ đó lấy đi những khoáng chất này trong cơ thể người mẹ.
Chứng loãng xương thoáng qua thường thuyên giảm ngay sau khi sinh, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn có thể bị rạn xương hông, mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.
5. Tư thế ngủ khiến bà bầu bị đau hông
Ngủ nghiêng có thể góp phần gây đau hông do trọng lượng thai đè lên các khớp hông của bạn. Nếu tư thế này gây khó chịu cho phần hông, hãy cân nhắc để 1 chiếc đệm gối mềm giữa 2 đầu gối để giúp hai chân có được vị trí ổn định nhất.
Cách ngăn ngừa tình trạng hông bị đau
Một số biện pháp giúp ngăn ngừa cơn đau hông xuất hiện mà bà bầu có thể thử gồm:
- Cân nhắc đến việc dùng đai đỡ bụng bầu
- Hạn chế đứng quá lâu, ngồi vắt chéo chân, cúi gập người
- Ưu tiên trạng phục thoải mái, không bó sát, nên chọn giày đế bệt
- Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập như đi bộ, bơi, yoga, squat nhẹ nhàng
- Không vì tư tưởng “ăn cho 2 nguời’ mà khiến bản thân tăng cân vượt mức tiêu chuẩn.
[embed-health-tool-due-date]