backup og meta

Bà bầu ăn khoai lang như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé?

Bà bầu ăn khoai lang như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé?

Bà bầu ăn khoai lang có thể nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả bạn và bé. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn ở mức vừa phải, nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ gặp phải nhiều rủi ro không mong muốn.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh một lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng là điều mà bạn cần lưu ý bởi đây là thời gian mà cơ thể cần rất nhiều dưỡng chất để giúp bé tăng trưởng và phát triển. Khoai lang là một trong những thực phẩm mà bạn có thể cân nhắc thêm vào chế độ ăn khi mang thai. Để hiểu rõ hơn lý do tại sao nên ăn khoai lang trong thai kỳ, hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Bà bầu ăn khoai lang có tốt không?

giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Trong thời gian mang thai, bà bầu cần có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng để tốt sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng, liệu bà bà bầu ăn khoai lang có tốt không?

Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và an toàn đối với bà bầu. Trong khoai lang không có chứa nhiều protein và chất béo nhưng nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như:  

Trong 200g khoai lang có chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Vitamin A – 1,9mg
  • Vitamin C – 39,2mg
  • Mangan – 1 mg
  • Đồng – 0,3mg
  • Vitamin B5 – 1,8mg
  • Pyridoxine – 0,6mg
  • Vitamin B7 – 8,6mg
  • Chất xơ thực phẩm – 6,6g
  • Vitamin B3 – 3mg
  • Thiamine – 0,2mg
  • Vitamin B2 – 0,2mg

Bà bầu ăn khoai lang sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe gì?

Khoai lang là loại thực phẩm đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Nếu bạn không thêm khoai lang vào chế độ ăn thì sẽ là một thiếu sót rất lớn. Khoai lang giàu dưỡng chất sau:

1. Giàu vitamin A

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung ít nhất 800 microgam vitamin A mỗi ngày. Mỗi ngày, nếu bà bầu ăn khoảng nửa cốc khoai lang nướng thì sẽ đáp ứng được điều này. Vitamin A là dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ sự phát triển các cơ quan của thai nhi như tim, phổi, gan, thận…

2. Giàu chất xơ

Táo bón là vấn đề khiến rất nhiều bà bầu cảm thấy đau đầu trong thời gian mang thai và ăn khoai lang thường xuyên sẽ giúp bạn “đánh bay” nỗi lo này. Khoai lang có chứa rất nhiều chất xơ, các axit amin, giúp bạn ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Mỗi ngày, bà bầu cần tiêu thụ khoảng 30g chất xơ và khoảng 1/3 trong số đó có thể được hấp thu từ một chén khoai lang.

3. Giàu vitamin B6

bà bầu ăn khoai lang bổ sung vitamin

Vitamin B6 (pyridoxine) là dưỡng chất rất cần thiết cho sự hình thành não bộ và hoạt động của hệ thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, dưỡng chất này còn có tác dụng ngăn ngừa chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Một chén khoai lang có thể cung cấp khoảng 1/3 lượng pyridoxine mà cơ thể cần mỗi ngày.

4. Mangan

Một chén khoai lang có thể cung cấp cho bạn gần một nửa lượng mangan mà cơ thể cần. Mangan là một khoáng chất rất cần thiết giúp phát triển xương và sụn ở thai nhi.

5. Vitamin C

Theo khuyến cáo, bà bầu nên bổ sung khoảng 90mg vitamin C mỗi ngày. Bà bầu ăn một chén khoai lang sẽ cung cấp được 1/3 trong số đó. Vitamin C có nhiều vai trò khác nhau như thúc đẩy hoạt động của enzyme, hỗ trợ sự tăng trưởng của xương và gân, giúp phát triển da… Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tăng tốc độ hấp thu sắt, cần thiết cho sự hình thành các tế bào hồng cầu.

Rủi ro có thể gặp phải khi ăn quá nhiều khoai lang trong thai kỳ

Mặc dù khoai lang rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé nhưng bạn vẫn chỉ nên ăn ở mức vừa phải. Nếu bà bầu ăn khoai lang nhiều, bạn có thể gặp phải một số nguy cơ sau:

  • Ngộ độc vitamin A: Tình trạng này có thể khiến bé bị các dị tật như khiếm khuyết về thể chất, tổn thương gan… Ngoài ra, nó cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non hoặc thậm chí là thai chết lưu.
  • Gây sỏi thận: Khoai lang có chứa rất nhiều oxalat, một chất có thể gây ra sỏi thận.
  • Gây đau dạ dày: Trong khoai lang còn có chứa nhiều mannitol, một loại đường đặc biệt có thể gây đau dạ dày nếu bạn có cơ địa nhạy cảm. Không những vậy, nó còn có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.

Cuối cùng, do khoai lang có chứa rất nhiều tinh bột, nếu ăn nhiều, bạn sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, tăng cân mất kiểm soát…

Bà bầu nên ăn khoai lang vào thời điểm nào trong ngày?

bà bầu ăn khoai lang có tốt không

Trong khoai lang có chứa nhiều tinh bột nhưng những loại tinh bột này đều dễ tiêu hóa. Ngoài ra, khoai lang hầu như không chứa chất béo. Do đó, nếu bà bầu ăn khoai lang ở mức độ vừa phải thì sẽ không lo bị tăng cân, béo phì.

Mỗi ngày bà bầu chỉ nên ăn 1 củ khoai lang và nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Nguyên nhân là do lượng canxi trong khoai lang phải mất 4 – 5 giờ để tiêu hóa. Ăn vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ toàn bộ canxi trước bữa tối, nên sẽ không ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng hay canxi mà bạn nạp vào từ những thực phẩm khác. Ăn khoai lang vào buổi tối còn có thể khiến bạn dễ bị đầy bụng vào buổi tối.

Khoai lang là món ăn tốt cho sức khỏe, nhưng tránh ăn quá nhiều. Khi ăn, bạn nên luộc hoặc nướng chín, tránh ăn khoai lang sống. Ngoài khoai lang, bạn cũng nên thêm các loại thực phẩm khác vào bữa ăn như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc… để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả bạn và bé.

Có thể bạn quan tâm: Những ích lợi và rủi ro nếu mẹ bầu ăn cà rốt khi mang thai

Ngân Phạm/HELLO BACSI

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Consuming Sweet Potatoes in Pregnancy

https://parenting.firstcry.com/articles/sweet-potato-during-pregnancy-health-benefits-and-risks/

Ngày truy cập: 22/1/2019

13 Foods to Eat When You’re Pregnant

https://www.webmd.com/baby/qa/can-you-eat-sweet-potatoes-while-pregnant

Ngày truy cập: 22/1/2019

Can you eat sweet potatoes while pregnant?

https://www.webmd.com/baby/qa/can-you-eat-sweet-potatoes-while-pregnant

Ngày truy cập: 22/1/2019

Sweet Potatoes

https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/food-features/sweet-potatoes/ Truy cập ngày 10/05/2022

Promotion of Orange-Fleshed Sweet Potato Increased Vitamin A Intakes and Reduced the Odds of Low Retinol-Binding Protein among Postpartum Kenyan Women1,2,3

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5404208/ Truy cập ngày 10/05/2022

The sensory, physical and nutritional quality profiles of purple sweet potato and soy-based snack bars for pregnant women

https://www.jphres.org/index.php/jphres/article/view/2241/958 Truy cập ngày 10/05/2022

Phiên bản hiện tại

10/05/2022

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Hạt chia có tốt cho bà bầu? 6 tác dụng của hạt chia với bà bầu đáng chú ý

Có bầu nằm nghiêng bên nào? Bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 10/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo