backup og meta

10 cách loại bỏ căng thẳng khi mang thai mà các mẹ bầu cần biết

10 cách loại bỏ căng thẳng khi mang thai mà các mẹ bầu cần biết

Mang thai đôi khi sẽ khiến chị em bị căng thẳng dẫn đến trầm cảm nếu không biết cách kiểm soát tốt. Các mẹ bầu hãy tham khảo 10 cách loại bỏ căng thẳng khi mang thai nhé!

Trong thời kỳ mang thai, những thay đổi trong cơ thể bạn chỉ là sự khởi đầu mà thôi, kế đến cuộc sống chắc chắn cũng sẽ thay đổi. Hành trình xây dựng tổ ấm cũng sẽ thay đổi cách bạn xử lý công việc của mình, đi du lịch, ăn, ngủ, chi tiêu ngân sách,… Vậy đó, bạn có lẽ đã hình dung ra sự căng thẳng khi sắp phải làm mẹ. Hãy cùng nhau tìm hiểu các cách giúp loại bỏ căng thẳng nhé!

Dưới đây là 10 cách giúp bạn có thể dễ dàng đánh bại căng thẳng và tận hưởng khoảng thời gian mang thai của mình.

1. Dành thời gian để nghỉ ngơi

Nói thì dễ hơn làm nhưng nghỉ ngơi thật sự tốt cho bạn và cả thai nhi. Vì vậy, hãy sẵn sàng nói “Không’ khi bạn không có năng lượng để làm thêm việc nhà, ngay cả khi có thời gian.

Tại nơi làm việc, bạn hãy tìm nơi nào đó để thả lỏng chân và thư giãn trong giờ ăn trưa. Vào buổi tối, cố gắng giảm bớt công việc nhà. Nếu bạn đã có con, có thể rất khó tìm ra thời gian để nghỉ ngơi. Hãy cố gắng tìm người giữ trẻ đáng tin cậy để bạn có thời gian nghỉ ngơi nhằm lấy lại năng lượng.

2. Chế độ ăn

Ăn uống điều độ là điều rất quan trọng trong thai kỳ. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn chống lại stress. Các loại thực phẩm có chứa vitamin B, chẳng hạn như thực phẩm có thành phần chiết xuất từ men, bánh mì và gạo nguyên hạt (gạo lứt), giúp làm tăng nồng độ hormone serotonin chống lại stress. Ngoài ra, mẹ bầu cần phải bổ sung nhiều trái cây và rau củ.

3. Yoga trước khi sinh hoặc tập thể dục

Yoga trong thời kỳ mang thai không chỉ giúp bạn mạnh khỏe, dẻo dai mà các kỹ thuật thư giãn và các bài tập thở cũng giúp bạn trong quá trình sinh nở.

Tập thể dục cũng làm giảm căng thẳng. Bạn có thể tiếp tục tập các bài tập thể dục như trước khi bạn mang thai, miễn là bạn vẫn có thể tập được. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy trao đổi với bác sĩ. Nếu bạn tham gia các lớp tập thể dục, hãy luôn luôn thông báo với người hướng dẫn rằng bạn đang mang thai.

4. Các liệu pháp bổ sung để thư giãn

Massage, châm cứu và thiền là những cách tuyệt vời để giúp bạn thư giãn trong thời kỳ mang thai. Trong số đó, thiền là liệu pháp dễ dàng nhất bởi vì bạn chỉ cần một nơi yên tĩnh và thời gian để ngồi và thư giãn. Nếu bạn thích massage hoặc các bài tập phản xạ, hãy chắc chắn bạn được người có kinh nghiệm hướng dẫn. Cũng cần đảm bảo rằng bất kỳ loại dầu thơm hoặc loại dầu nào mà bạn sử dụng đều an toàn cho thai kỳ. Một số loại dầu không thích hợp để sử dụng cho tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ ba.

5. Dành thời gian để củng cố quan hệ vợ chồng

Thường thì bạn sẽ lo lắng về việc có con sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Nếu có thể, hãy nói chuyện với một người bạn hoặc người thân trong gia đình có con nhỏ để nhận được một số lời khuyên và ý tưởng hữu ích.

Hãy dành nhiều thời gian nhất có thể với chồng vì bạn sẽ không có nhiều thời gian rảnh rỗi sau khi sinh con. Cởi mở về nỗi sợ hãi và lo lắng của bạn là cách tốt nhất để cả hai bạn thấu hiểu nhau và san sẻ trách nhiệm làm cha mẹ.

6. Hãy nói ra

Người mẹ nào cũng sẽ lo lắng về việc liệu con mình có khỏe mạnh hay sinh ra một cách an toàn hay không. Việc tâm sự về những mối quan tâm này với mọi người sẽ thực sự có ích. Bạn có thể nói với chồng, bố mẹ hoặc một người bạn đã có con.

Những phụ nữ khác ở cùng giai đoạn mang thai cũng sẽ chia sẻ những mối lo lắng với bạn. Bạn có thể chia sẻ với họ trong cộng đồng mạng xã hội hoặc câu lạc bộ, lớp yoga tiền sản.

7. Kế hoạch đi lại

Bạn muốn tiếp tục công việc cho đến một vài tuần trước ngày dự sinh nhưng việc đi lại có thể làm cho bạn bị stress rất nhiều?

Hãy xin phép công ty cho bạn đi làm sau giờ cao điểm nhằm tránh tình trạng kẹt xe, cũng như bắt đầu và kết thúc công việc sớm hơn có thể, hoặc thậm chí làm việc ở nhà một hoặc hai ngày một tuần.

8. Vấn đề về tài chính

Việc có em bé không ít thì nhiều cũng sẽ tốn chi phí của gia đình. Nếu bạn lo lắng về việc không đủ khả năng để chi tiêu mọi thứ, hãy liệt kê một số thứ mà bạn thật sự cần thiết và xem có thể mượn từ bạn bè hoặc gia đình hay không. Một số vật dụng sẽ chỉ hữu ích trong 3–6 tháng đầu tiên mà thôi.

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo bạn nhận được đầy đủ quyền lợi nghỉ thai sản bằng cách hỏi bộ phận nhân sự của công ty.

9. Hãy luôn vui vẻ

Tiếng cười là một trong những cách tốt nhất để thư giãn cơ thể. Vì vậy, bạn hãy gặp gỡ bạn bè hoặc đi đến rạp chiếu bóng và xem bộ phim hài mới nhất, thậm chí có thể đi nghỉ với chồng và tận hưởng thời gian 2 bạn dành cho nhau.

Mang thai cũng là thời điểm hoàn hảo để bạn có thể tự chăm sóc mình bằng tất cả những phương pháp làm đẹp mà bình thường bạn chưa bao giờ để ý đến. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng các sản phẩm được sử dụng đều an toàn cho thai kỳ.

10. Chuẩn bị cho ngày sinh

Bạn lo lắng quá trình sinh nở sẽ diễn ra như thế nào và làm sao để đối phó với các cơn đau? Để giải quyết thắc mắc này, bạn hãy tìm hiểu thêm ở các lớp học tiền sản. Khi hiểu biết rõ mọi chuyện, bạn cảm thấy tự tin và phấn chấn hơn.

Nếu bạn sợ đến nỗi muốn mổ lấy thai hơn là sinh con bình thường, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn thêm. Với sự chăm sóc và hỗ trợ đúng đắn, bạn có thể nhận được đầy đủ mọi giúp đỡ để vượt qua những lo ngại này.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc các mẹ bầu có nhiều sức khỏe nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pregnancy stress 10 ways to beat it photos https://www.babycenter.com.my/l25006239/pregnancy-stress–10-ways-to-beat-it-photos Ngày truy cập 25/06/2017

Relax! 10 ways to de-stress when you’re pregnant http://www.madeformums.com/pregnancy/relax-10-ways-to-de-stress-when-youre-pregnant/29807.html Ngày truy cập 25/06/2017

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: Đăng Lâm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Cẩm nang chăm sóc vết mổ sau sinh A - Z tránh nhiễm trùng, ngừa sẹo, nhanh hồi phục

Bà bầu bị tiêu chảy: Mọi điều cần biết trong từng tam cá nguyệt


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo