backup og meta

Mẹ sắp gia nhập “team” sinh mổ? Xem ngay cẩm nang những điều cần chuẩn bị cho mẹ và bé!

Mẹ sắp gia nhập “team” sinh mổ? Xem ngay cẩm nang những điều cần chuẩn bị cho mẹ và bé!

Bạn đang náo nức chuẩn bị đón bé chào đời và đang lên kế hoạch sinh mổ? Mổ lấy thai (C-section) là hình thức sinh từng được dành riêng cho các ca sinh khó. Tuy nhiên, ngày càng nhiều mẹ bầu Việt chọn phương pháp mổ lấy thai chủ động vì nhiều lý do khác nhau.1,2 Dù chọn sinh mổ vì lý do gì, mẹ cũng nên trang bị đầy đủ kiến thức về những ảnh hưởng của phương pháp này đến việc chăm sóc mẹ và bé sau sinh.

Tam cá nguyệt thứ ba – Ngày gặp bé con đã cận kề!

Dù chọn sinh thường hay sinh mổ, mẹ cũng phải chuẩn bị rất nhiều thứ khi ngày sinh đến gần. Trong ba tháng cuối thai kỳ đừng bỏ lỡ buổi hẹn khám thai nào3 bởi việc này sẽ giúp bác sĩ sẽ đảm bảo mẹ và bé đều khỏe mạnh và sẵn sàng cho ngày lâm đang cận kề. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung năng lượng, đẩy đủ các chất dinh dưỡng và để ý các cơn gò cũng như dấu hiệu chuyển dạ khác.

Nếu bạn có các triệu chứng như huyết áp cao, đau đầu dữ dội không giảm dù đã dùng thuốc, đau bụng vùng trên rốn, mắt mờ hoặc phù tay và mặt, hãy đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Trong trường hợp bị tiền sản giật, bác sĩ có thể chỉ định giục sinh hoặc mổ lấy thai càng sớm càng tốt để ngăn ngừa nguy cơ sản giật (các cơn co giật khi mang thai hoặc sau khi sinh kèm theo tăng huyết áp) có thể nguy hiểm đến tính mạng.4

Không những vậy, các buổi khám thai trong tam cá nguyệt thứ ba cũng là cơ hội để mẹ bầu hiểu thêm các ưu khuyết điểm của phương pháp mổ lấy thai thông qua việc trao đổi với bác sĩ. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi về bất kỳ băn khoăn nào mà bạn có, từ vết sẹo sau sinh mổ cho đến quá trình phục hồi và những ảnh hưởng của ca mổ đến sức khỏe của mẹ và bé. Đây cũng là thời điểm để chốt lại kế hoạch sinh nở, bao gồm việc chọn sinh thường hay sinh mổ.

Băn khoăn thường gặp trước, trong và sau khi sinh mổ

Việc chăm sóc cho mẹ bầu sinh mổ sẽ có nhiều khác biệt so với mẹ sinh thường.

Sinh mổ có đau không?

Mổ lấy thai là một ca đdone ẫu, đa số các trường hợp mẹ sẽ được gây tê ngoài màng cứng trước khi mổ. Một số trường hợp khác vì tính cấp thiết của cuộc mổ hay mức độ phức tạp của ca mổ mà mẹ bầu sẽ được gây mê toàn thân. Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng sẽ làm mẹ bị tê từ hông xuống chân và không còn cảm giác đau. Các bác sĩ gây mê sẽ phối hợp với đội ngũ phẫu thuật để đánh giá, theo dõi và giám sát toàn bộ quá trình, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé.5 Tuy nhiên, khi bé đã chào đời và thuốc tê mất dần tác dụng, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy ê ẩm và khó chịu.6

Mất bao lâu để phục hồi sau sinh mổ?

Nếu như mẹ sinh thường chỉ cần nằm viện từ 1- 2 ngày thì mẹ sinh mổ sẽ cần ở lại bệnh viện khoảng một tuần6 bởi cơ thể mẹ sẽ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Khi về nhà, mẹ cần vận động nhẹ nhàng và chú ý theo dõi các dấu hiệu cảnh báo các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng và mất máu. 

Trung bình, mẹ sinh mổ sẽ cần khoảng 6 tuần để trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, thời gian hồi phục thực tế sẽ phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người. Trong thời gian nghỉ ngơi phục hồi sau sinh mổ, mẹ nên tránh mang vác bất kỳ đồ vật nào nặng hơn trọng lượng của bé để giúp cơ thể phục hồi.7 

Ngoài ra, một lưu ý khác mẹ sinh mổ cần biết đó là vết rạch khi sinh mổ thường sẽ mất khoảng 6 tháng để lành và có thể để lại vết sẹo từ 10-20cm trên xương mu. Sẹo mổ có thể phai dần theo thời gian hoặc không.8

Mẹ sinh mổ có thể cho con bú ngay sau ca mổ không?

Sau sinh mổ hoặc sinh thường, mẹ có thể cho con bú ngay khi bé sẵn sàng. Tuy nhiên, nếu mẹ được tiêm một số loại thuốc nhất định hoặc được gây mê toàn thân, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp này, đôi khi mẹ phải đợi cho đến khi thuốc được đào thải hoàn toàn mới có thể cho con bú vì thuốc có thể được truyền sang bé qua sữa mẹ.9 Theo một số nghiên cứu, mẹ sinh mổ có thể gặp một vài khó khăn trong việc kích sữa và có khả năng cai sữa cho con sớm hơn.10 Nếu rơi vào trường hợp này, mẹ đừng trách bản thân vì có rất nhiều người cũng rơi vào tình huống tương tự.

Thấu hiểu nhu cầu đặc biệt của trẻ sinh mổ

So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ cũng có những nhu cầu khác biệt. Dù mẹ chủ động xin mổ lấy con hay được bác sĩ chỉ định, dưới đây là một số điều mà mẹ cần lưu tâm:

1. Theo dõi sức khỏe trẻ sinh mổ

Những tháng năm đầu đời đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của trẻ trong tương lai, đặc biệt là với hệ miễn dịch còn non nớt của bé. Để chắc chắn rằng bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt, mẹ nên cho bé đi khám ngay trong tuần đầu tiên.

Nếu bé có biểu hiện quấy khóc, khó ngủ hoặc bú ít, mẹ hãy đặc biệt lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp vấn đề. Nếu bé bị sốt, mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ, tránh tự ý cho bé dùng thuốc.

2. Nguyên nhân khiến bé sinh mổ dễ bị bệnh

Khác biệt trong hệ vi sinh vật đường ruột

Cân nặng và chiều dài của trẻ sinh mổ đủ tháng thường không có sự khác biệt so với trẻ sinh thường. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sinh thường có thể nhận được nhiều lợi khuẩn – hàng rào bảo vệ tự nhiên – hơn trẻ sinh mổ.11 Vì thế, trẻ sinh thường sẽ có nền tảng vững vàng hơn để xây dựng một hệ miễn dịch mạnh mẽ.

Trong quá trình mang thai và sinh nở, ngoài gen, mẹ còn truyền cho bé rất nhiều thứ khác. Hệ miễn dịch tự nhiên từ mẹ hay còn gọi là miễn dịch thụ động là lá chắn quan trọng nhằm bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng khi em bé chưa đủ điều kiện để tiêm vaccin tạo miễn dịch chủ động. Ngoài ra, có hàng tỷ vi khuẩn “cư ngụ” trong âm đạo và da của mẹ và các vi sinh vật này sẽ được mẹ truyền sang con trong quá trình sinh thường. 

“Đội quân” vi sinh vật này đóng vai trò rất quan trọng đối với một cơ thể khỏe mạnh, từ việc thành lập hàng rào phòng thủ ở da và ruột cho đến việc sản sinh các vitamin thiết yếu. Tuy nhiên, trẻ sinh mổ không được tiếp xúc với các vi sinh vật trong âm đạo của mẹ nên sẽ mất đi cơ hội có được sự bảo vệ tự nhiên này.12

Không những vậy, các chủng vi sinh vật đầu tiên xuất hiện trong đường ruột của trẻ sinh mổ cũng rất khác với hệ vi sinh vật tự nhiên của mẹ. Đa phần, chúng là các loại vi sinh vật được tìm thấy trên da của người mẹ cũng như trong môi trường bệnh viện.11,13  Dù không gây hại ngay lập tức, việc sở hữu ít hơn các chủng lợi khuẩn như BifidobacteriumBacteroides trong ruột cũng có thể khiến trẻ sinh mổ dễ bị nhiễm trùng vì có hệ miễn dịch yếu hơn.14 

Hệ quả lâu dài đến sức khỏe

Ngoài việc có hệ vi sinh vật khác biệt, trẻ sinh mổ có nhiều nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe lâu dài hơn trẻ sinh thường. Các nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, dị ứng, béo phì…15,16

3. Giải pháp tăng cường miễn dịch cho trẻ sinh mổ

Bằng cách bổ sung sớm và đầy đủ dưỡng chất cho bé, mẹ có thể giúp bé sinh mổ hạn chế tối đa các vấn đề về sức khỏe. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trong một nghiên cứu gần đây17, các nhà khoa học đã chứng minh rằng nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sinh mổ qua việc bổ sung các chủng vi sinh tương tự trẻ sinh thường. Không những vậy, sữa mẹ còn dồi dào các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài các chất dinh dưỡng quen thuộc như bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin, khoáng chất, sữa mẹ còn có các dưỡng chất như HMO, nucleotide, lợi khuẩn rất độc đáo và đặc trưng cho sữa mẹ. Hàm lượng cao các chất dinh dưỡng trên là sẽ rất có lợi cho việc xây dựng nền tảng miễn dịch vững chắc, hỗ trợ chống lại các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn15– đặc biệt là đối với trẻ sinh mổ. Đặc biệt, HMO và nucleotide là 2 dưỡng chất dồi dào trong sữa mẹ được chứng minh lâm sàng có khả năng hỗ trợ miễn dịch bằng cách thúc đẩy lợi khuẩn, giảm hại khuẩn và chống lại các mầm bệnh khác – các cơ chế này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.15,16,18

4. Bí quyết tăng cường miễn dịch cho trẻ sinh mổ

Với các bà mẹ đang cho con bú, việc ăn đúng và đủ chất sau khi sinh mổ đóng vai trò rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng tốt không chỉ đẩy nhanh quá trình hồi phục mà còn giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ.

Dưới đây là một số điều mẹ nên làm khi cho con bú19:

  • Tăng lượng calorie “nạp” vào hàng ngày (tối đa 400 kcal/ngày).
  • Uống đủ nước
  • Duy trì việc bổ sung sắt, canxi kéo dài tới ít nhất 6 tuần sau sinh
  • Uống thêm vitamin tổng hợp nếu có chế độ ăn đặc biệt hoặc ăn không đủ chất
  • Cần bổ sung iodine và choline trong thời gian cho con bú
  • Tránh ăn các loại cá và hải sản có chứa thủy ngân, chẳng hạn như cá ngừ

Lưu ý quan trọng dành cho mẹ và bé sinh mổ

Lưu ý quan trọng dành cho mẹ và bé sinh mổ

Mẹ sinh mổ thường có nhiều băn khoăn, lo lắng về sức khỏe của con. Vì thế, việc hiểu rõ về những “thiệt thòi” mà trẻ sinh mổ gặp phải cũng như cách giúp trẻ sinh mổ củng cố hệ miễn dịch sẽ giúp mẹ tự tin hơn trong hành trình nuôi dạy con khỏe mạnh. Cho con bú sữa mẹ là một cách để rút ngắn khác biệt về miễn dịch. Tuy nhiên, nếu không thể cho con bú sữa mẹ, mẹ có thể tìm kiếm các nguồn dinh dưỡng đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường miễn dịch cho trẻ có nguy cơ hệ miễn dịch kém như trẻ sinh mổ.

Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn và việc chăm sóc bé sau sinh mổ cũng không hề đơn giản. Nếu bạn vẫn còn nhiều băn khoăn về cách chăm sóc bản thân và bé cưng sau sinh mổ, tải ngay “Cẩm nang chăm sóc mẹ và bé sau sinh mổ” để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. de Loenzien, M., Mac, Q. N., & Dumont, A. (2021). Women’s empowerment and elective cesarean section for a single pregnancy: A population-based and multivariate study in Vietnam. BMC Pregnancy and Childbirth, 21(1). https://doi.org/10.1186/s12884-020-03482-x 

2. de Loenzien, M., Schantz, C., Luu, B. N., & Dumont, A. (2019). Magnitude and correlates of caesarean section in urban and rural areas: A multivariate study in Vietnam. PLOS ONE, 14(7). https://doi.org/10.1371/journal.pone.0213129 

3. NHS. (2022). Week-by-week guide to pregnancy. NHS choices. Retrieved March 6, 2022, from https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-40/ 

4. U.S. Department of Health and Human Services. (2018, November 19). Preeclampsia and Eclampsia. Eunice Kennedy Shriver National Institute of Child Health and Human Development. Retrieved March 6, 2022, from https://www.nichd.nih.gov/health/topics/preeclampsia 

5. Nishiyama, K., Yokoi, T., Sugiyama, M., Osawa, R., Mukai, T., & Okada, N. (2021). Roles of the cell surface architecture of bacteroides and Bifidobacterium in the gut colonization. Frontiers in Microbiology, 12. https://doi.org/10.3389/fmicb.2021.754819

6. American Society of Anesthesiologists. (2021). Role of a physician anesthesiologist – made for This moment. Made For This Moment | Anesthesia, Pain Management & Surgery. Retrieved March 15, 2022, from https://www.asahq.org/madeforthismoment/anesthesia-101/role-of-physician-anesthesiologist/ 

7. Miller, J. E., Goldacre, R., Moore, H. C., Zeltzer, J., Knight, M., Morris, C., Nowell, S., Wood, R., Carter, K. W., Fathima, P., de Klerk, N., Strunk, T., Li, J., Nassar, N., Pedersen, L. H., & Burgner, D. P. (2020). Mode of birth and risk of infection-related ospitalization in childhood: A population cohort study of 7.17 million births from 4 high-income countries. PLOS Medicine, 17(11). https://doi.org/10.1371/journal.pmed.1003429

8. Słabuszewska-Jóźwiak, A., Szymański, J. K., Ciebiera, M., Sarecka-Hujar, B., & Jakiel, G. (2020). Pediatrics consequences of caesarean section—a systematic review and meta-analysis. International Journal of Environmental Research and Public Health, 17(21), 8031. https://doi.org/10.3390/ijerph17218031

9. Guo, C., Zhou, Q., Li, M., Zhou, L., Xu, L., Zhang, Y., Li, D., Wang, Y., Dai, W., Li, S., & Zhang, L. (2020). Breastfeeding restored the gut microbiota in caesarean section infants and lowered the infection risk in early life. BMC Pediatrics, 20(1). https://doi.org/10.1186/s12887-020-02433-x

10. NHS. (2019, June 27). Overview: Caesarean section. NHS choices. Retrieved March 6, 2022, from https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/ 

11. Cleveland Clinic. (2021, October 13). C-section recovery timeline and aftercare. Cleveland Clinic. Retrieved March 15, 2022, from https://health.clevelandclinic.org/c-section-recovery/

12. Tommy’s. (2021). Recovering at home after a C-section. Tommy’s. Together, for every baby. Retrieved March 15, 2022, from https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/recovering-home-after-c-section 

13. Cobb, B., Liu, R., Valentine, E., & Onuoha, O. (2015). Breastfeeding after Anesthesia: A Review for Anesthesia Providers Regarding the Transfer of Medications into Breast Milk. Translational perioperative and pain medicine, 1(2), 1–7.

14. Li, L., Wan, W., & Zhu, C. (2021). Breastfeeding after a cesarean section: A literature review. Midwifery, 103, 103117. https://doi.org/10.1016/j.midw.2021.103117 

15. Sprenger, N., Tytgat, H. L., Binia, A., Austin, S., & Singhal, A. (2022). Biology of human milk oligosaccharides: From basic science to clinical evidence. Journal of Human Nutrition and Dietetics, 35(2), 280–299. https://doi.org/10.1111/jhn.12990

16. Wiciński, M., Sawicka, E., Gębalski, J., Kubiak, K., & Malinowski, B. (2020). Human milk oligosaccharides: Health benefits, potential applications in infant formulas, and pharmacology. Nutrients, 12(1), 266. https://doi.org/10.3390/nu12010266

17. Wampach, L. et al. (2018). Birth mode is associated with earliest strain-conferred gut microbiome functions and immunostimulatory potential. Nature Communications, 9(1). https://doi.org/10.1038/s41467-018-07631-x 

18. Ding, T., Song, G., Liu, X., Xu, M., & Li, Y. (2021). Nucleotides as optimal candidates for essential nutrients in living organisms: A Review. Journal of Functional Foods, 82, 104498. https://doi.org/10.1016/j.jff.2021.104498

19. Senn, V., Bassler, D., Choudhury, R., Scholkmann, F., Righini-Grunder, F., Vuille-dit-Bille, R. N., & Restin, T. (2020). Microbial colonization from the fetus to early childhood—a comprehensive review. Frontiers in Cellular and Infection Microbiology, 10. https://doi.org/10.3389/fcimb.2020.573735

20. Shao, Y., Forster, S. C., Tsaliki, E., Vervier, K., Strang, A., Simpson, N., Kumar, N., Stares, M. D., Rodger, A., Brocklehurst, P., Field, N., & Lawley, T. D. (2019). Stunted microbiota and opportunistic pathogen colonization in caesarean-section birth. Nature, 574(7776), 117–121. https://doi.org/10.1038/s41586-019-1560-1

21. CDC. (2021, September 2). Maternal diet. Centers for Disease Control and Prevention. Retrieved March 6, 2022, from https://www.cdc.gov/breastfeeding/breastfeeding-special-circumstances/diet-and-micronutrients/maternal-diet.html

Phiên bản hiện tại

28/03/2023

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Thảo Nguyễn


Bài viết liên quan

Sinh mổ bao lâu thì lành? Chăm sóc sau sinh mổ

Sinh mổ: Mẹ và bé phải đối mặt với những nguy cơ gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/03/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo