Sau sinh, cuộc sống, cảm xúc của mẹ ít nhiều có thể bị ảnh hưởng do những thay đổi về sinh lý và sự hiện diện của bé cưng. Thế nhưng, mẹ đừng quá hoang mang hay lo lắng. Nếu biết cách chăm sóc, cân bằng dinh dưỡng cũng như lên kế hoạch chăm bé hợp lý ngay từ trong giai đoạn mang thai thì bé cưng sẽ chào đời khỏe mạnh và hành trình chăm sóc bé sau sinh cũng sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều đấy!
Sau sinh, cảm xúc và cuộc sống của mẹ có thể thay đổi như thế nào?
Sau khi bé chào đời, cảm xúc của mẹ có thể có nhiều biến chuyển do sự thay đổi về sinh lý cũng như sự hiện diện của bé. Mẹ có thể trải qua các cảm xúc như buồn, lo lắng, khóc không rõ lý do trong một khoảng thời gian ngắn. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do sự sụt giảm hormone nhanh chóng trong cơ thể mẹ. Trong thời gian mang thai, nồng độ estrogen và progesterone tăng gấp mười lần nhưng sau sinh 3 ngày, nồng độ của các hormone này sụt giảm mạnh và trở lại mức như trước khi mang thai [1].
Ngoài những lý do về sinh lý, sự có mặt của một thành viên mới cũng có thể khiến cuộc sống của mẹ bị xáo trộn. Việc chăm sóc bé có thể khiến mẹ không ngủ đủ giấc, không có thời gian dành cho bản thân. Ngoài ra, mẹ cũng dễ lo lắng, căng thẳng bởi việc cho bé bú, nhất là nếu mẹ gặp phải tình trạng sữa không về nhiều. Bên cạnh đó, các vấn đề về sức khỏe của bé, áp lực của việc bé bị “so sánh” với các bé khác về cân nặng, độ “bụ bẫm” cũng góp phần ảnh hưởng đến cảm xúc của mẹ [1].
[embed-health-tool-due-date]
Chuẩn bị ngay từ lúc mang thai để hành trình chăm con trở nên dễ dàng
Để giảm bớt áp lực của việc chăm con sau sinh và giúp hành trình làm mẹ thêm trọn vẹn, ngay từ giai đoạn mang thai, mẹ sẽ cần lưu ý một số vấn đề như:
Chăm sóc dinh dưỡng để bé chào đời khỏe mạnh, đạt “chuẩn” khi sinh
Dinh dưỡng trong thai kỳ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé. Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng nếu mẹ có chế độ ăn đầy đủ và cân đối trong thời gian mang thai sẽ bảo đảm cho thai nhi tăng cân tốt. Ngoài ra, nếu chế độ ăn của mẹ có đủ axit folic, DHA sẽ giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở bé, đồng thời giúp trẻ thông minh, thị giác tốt và có hệ tim mạch khỏe mạnh [2].
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh trong thai kỳ sẽ cần có đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm tốt cho thai kỳ như rau củ (các loại rau lá xanh, các loại đậu, cà rốt, bí đỏ…); trái cây (táo, cam, chuối…); các thực phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, mì ống…; các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng…; sữa và các chế phẩm từ sữa [3]. Ngoài ra, mẹ sẽ cần chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất quan trọng trong thai kỳ như [2], [4]:
- Axit folic: Một loại vitamin B giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
- Sắt: Khoáng chất quan trọng cần cho sự phát triển não bộ và sự tăng trưởng của bé.
- Canxi và vitamin D: Các dưỡng chất giúp hình thành xương và răng của bé.
- DHA, vitamin E và lutein: 3 dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của bé. DHA là dưỡng chất tham gia vào quá trình hình thành tế bào não và tế bào thị giác. Việc kết hợp bổ sung 3 dưỡng chất này sẽ giúp bé hấp thu DHA tốt hơn, từ đó tăng kết nối não bộ, giúp trẻ thông minh hơn. [5], [6]
Để nhận đủ các dưỡng chất này, mẹ có thể sẽ cần dùng thêm các thực phẩm có hàm lượng cao các dưỡng chất trên hoặc chế phẩm dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Hoặc mẹ có thể bổ sung thông qua sữa bầu – sản phẩm được thiết kế dành riêng cho mẹ trong thời gian mang thai với đầy đủ các dưỡng chất mà mẹ và bé cần. Đặc biệt, nếu chọn lựa đúng các sản phẩm sữa bầu uy tín, mẹ còn có thể bổ sung được đầy đủ dưỡng chất và có thể kiểm soát tốt cân nặng, bởi ở một số sản phẩm sữa bầu cải tiến, một ly sữa bầu 100ml chỉ chứa khoảng 72kcal, thấp hơn sữa tươi (100ml chứa khoảng 74 kcal) nhưng được bổ sung đến 24 vitamin và khoáng chất, qua đó giúp mẹ nhận đủ các dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ như axit folic, sắt, canxi, DHA…
Cùng với đó, mẹ nên tránh một số thực phẩm không tốt cho bé như các món sống, chưa chín kỹ chẳng hạn như sushi, các loại sữa hoặc chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, các thực phẩm chứa nhiều chất béo không tốt như thức ăn nhanh, đồ chiên rán…; các món có nhiều đường… [3]. Bên cạnh đó, thực phẩm, dưỡng chất mẹ nạp vào trong mỗi tam cá nguyệt đều cần cân nhắc kỹ đây là dưỡng chất tốt cho mẹ bầu, cho con hay cho cả 2.
Ngoài ra, mẹ cũng đừng quá áp lực hoặc đặt kỳ vọng quá cao về bản thân hay em bé. Chẳng hạn nếu mẹ không đủ điều kiện sinh thường thì có thể sinh mổ được chỉ định để đảm bảo sức khỏe cho bé; không đặt kỳ vọng về ngoại hình hay cân nặng của bé; không so sánh bản thân hoặc bé với các mẹ và bé khác… [1].
Chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ không chỉ dễ tiêu, có đầy đủ các dưỡng chất theo nhu cầu của bé mà còn có chứa kháng thể giúp bé tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và chống lại nhiễm trùng [7]. Chính vì vậy, ngay từ lúc mang thai, mẹ sẽ cần có sự chuẩn bị để hành trình cho bé bú mẹ sau sinh thuận lợi hơn, giúp sữa mẹ về nhiều và mẹ không quá áp lực về việc cho con bú sau sinh.
Để làm được điều này, trong thai kỳ, mẹ sẽ cần duy trì chế độ ăn cân bằng, khoa học, bởi việc này sẽ giúp mẹ dự trữ đủ các chất dinh dưỡng cho việc tạo sữa sau sinh [2]. Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng theo các bí quyết kể trên, một bí quyết cho mẹ là có thể lựa chọn các loại sữa bầu uy tín, chất lượng, được nghiên cứu khoa học, giúp tăng xu hướng nuôi con bằng sữa mẹ để “đồng hành” trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, để việc cho con bú sau sinh thuận lợi hơn, mẹ có thể dành thời gian tham khảo thêm các thông tin về cách cho bé bú, tư thế cho bú… cũng như trang bị sẵn các vật dụng cần thiết như gối hỗ trợ cho bé bú, áo ngực… [8].
Kiểm soát cân nặng trong thời gian mang thai
Trong thời gian mang thai, mẹ hãy cố gắng đừng để tăng cân mất kiểm soát hoặc kiêng khem quá mức để bị thiếu cân nặng. Đừng chỉ tin vào cảm giác là mình đang tăng cân nhiều hay ít vì thực phẩm này hay loại sữa kia mà hãy tham khảo khuyến nghị mức tăng cân để hiểu rõ [2]:
Trong chăm sóc dinh dưỡng, mẹ cũng nên tham khảo lượng calo nạp vào của mỗi thực phẩm. Nếu e ngại tăng cân quá mức, chẳng hạn nếu sợ uống sữa bầu sẽ khiến mẹ tăng cân nhiều, khó lấy lại dáng sau sinh, mẹ có thể chọn các công thức sữa bầu có chỉ số đường huyết thấp và kiểm soát cân nặng tốt hơn mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng cho mẹ và đủ dưỡng chất cho bé.
Lên kế hoạch chăm sóc bé sau khi sinh
Trong thời gian mang thai, mẹ có thể thảo luận với bố hoặc nhờ sự giúp sức của những người thân khác trong gia đình để phân chia trước các công việc nhằm chăm sóc bé dễ dàng hơn, chẳng hạn bố hoặc người thân có thể phụ mẹ làm các công việc dọn dẹp nhà, thay tã, bế bé… để bản thân có thời gian ngủ, nghỉ [1].
Làm mẹ là điều hạnh phúc, thiêng liêng nhưng sau sinh, hành trình chăm con có thể sẽ có đôi xíu “vất vả”. Để hành trình này trở nên nhẹ nhàng hơn, mẹ hãy cố gắng chăm sóc bản thân trong giai đoạn mang thai bằng cách chú ý nhiều hơn đến việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!