backup og meta

Chạy bộ khi bị hen suyễn có nên hay không?

Chạy bộ khi bị hen suyễn có nên hay không?

Nhiều người nghĩ rằng chạy bộ khi bị hen suyễn sẽ làm khởi phát cơn hen. Trên thực tế, vận động hợp lý lại giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Việc chạy bộ sẽ rất có ích ngay cả khi bạn bị bệnh hen suyễn, miễn là các triệu chứng đang được kiểm soát tốt.

Lợi ích của chạy bộ khi bị hen suyễn

  • Tăng cường sức mạnh cho cơ hô hấp;
  • Duy trì cân nặng hợp lý;
  • Tinh thần sảng khoái;
  • Làm giảm các bệnh tim mạch;

Chạy bộ làm khởi phát cơn hen?

Bình thường, mũi bạn làm việc như một máy lọc không khí trước khi chúng vào phổi. Khi bạn chạy bộ, cơ thể cần nhiều không khí hơn nên bạn bắt đầu hít thở thêm qua miệng. Lượng không khí qua miệng chưa được lọc kỹ sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các chất gây dị ứng và làm khởi phát cơn hen.

Những gợi ý để tránh xuất hiện cơn hen suyễn khi đang chạy bộ

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chạy bộ, hãy thử những lời khuyên sau:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ. Giống như những căn bệnh mạn tính khác, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu những bài tập cố gắng sức. Trước khi bắt đầu chạy, bác sĩ sẽ giúp bạn làm cách nào để kiểm soát tốt các cơn hen suyễn. Bạn cần phải có một bảng kế hoạch hành động, trong đó có hướng dẫn bạn phải làm gì khi xuất hiện cơn hen trong quá trình chạy bộ;
  • Biết rõ giới hạn của mình. Chạy bộ là một hoạt động gắng sức và có khả năng làm kích hoạt cơn hen cao hơn so với những hoạt động khác nên bạn cần điều chỉnh hoạt động để không xảy ra tình trạng đó;
  • Từ bỏ hút thuốc. Gần 25% người trưởng thành bị dị ứng với khói thuốc lá và thật không may, hầu hết trong số họ đều hút thuốc khi tuổi còn rất trẻ. Khói thuốc lá gây kích thích phổi và làm cho bệnh hen suyễn nặng hơn. Hút thuốc trong khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ trẻ em bị bệnh hen suyễn sau này. Việc từ bỏ hút thuốc sẽ giúp bạn thở và chạy tốt hơn;
  • Thời tiết. Thời tiết lạnh sẽ làm cho cơn hen dễ khởi phát hơn khi chạy bộ. Trong trường hợp này, bạn nên chạy bộ trong nhà hoặc chạy trên máy chạy bộ. Nếu bạn cần đi ra ngoài, hãy đeo khẩu trang hoặc choàng khăn để có thể làm giảm lượng không khí lạnh đến phổi của bạn. Tốt nhất là bạn nên ra ngoài trời khi thời tiết đã ấm áp hơn;
  • Luôn mang theo bình xịt cắt cơn. Bạn nên nhớ luôn mang bên mình bình xịt cắt cơn khi chạy bộ ở bất cứ đâu. Bình hít cắt cơn đặc biệt quan trọng trong kiểm soát cơn hen suyễn.
  • Theo dõi bệnh hen suyễn. Nếu bệnh suyễn không được kiểm soát tốt, bạn cần phải tăng cường điều trị để nó được kiểm soát tốt hơn trước khi chạy bộ;
  • Thực hiện theo kế hoạch. Hãy trao đổi với bác sĩ về biện pháp đối phó khi xuất hiện triệu chứng trong lúc chạy. Nếu triệu chứng của bạn chưa được kiểm soát tốt, bạn không nên chạy bộ khi bị hen suyễn, vì nó có thể làm cho bệnh tình nặng hơn. Nếu bạn gặp các triệu chứng trong khi tập thể dục, bạn cần phải sử dụng bình hít cắt cơn để điều trị các triệu chứng hen suyễn. Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn sử dụng bình xịt cắt cơn trước khi tập thể dục để có thể ngăn chặn các triệu chứng nghiêm trọng xảy ra;
  • Khởi động kỹ và kết thúc quá trình tập từ từ. Chạy bộ khi bị hen suyễn cần lưu ý rất nhiều vấn đề. Việc thay đổi đột ngột trong quá trình tập có thể khởi phát các triệu chứng hen suyễn nên bạn hãy tăng dần dần cường độ tập luyện. Thay vào đó, bạn hãy từ từ giảm mức độ tập của bạn trong một thời gian ngắn trước khi dừng lại hẳn;
  • Chạy bộ khi lượng phấn hoa trong không khí thấp. Bạn không nên chạy hoặc chỉ chạy một đoạn ngắn vào những ngày lượng phấn hoa cao trong không khí. Ngoài ra, bạn nên tránh những ngày lộng gió, vì những tác nhân gây dị ứng có thể nằm trong không khí được gió thổi tới. Phấn hoa hay bụi chính là các tác nhân tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn;
  • Tắm sau khi chạy. Điều này sẽ giúp làm giảm khả năng tiếp xúc với chất gây dị ứng theo mùa trong nhà của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm tiếp xúc với chất gây dị ứng tại nhà bằng cách để lại quần áo của bạn trong phòng giặt ủi và vệ sinh giày. Một vòi nước ấm sẽ giúp cung cấp không khí ấm có ích cho bệnh hen suyễn;
  • Chạy sau khi trời mưa. Mưa sẽ rửa sạch nhiều yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, bụi. Vì vậy mà lượng phấn hoa thấp nhất sau cơn mưa. Để việc chạy bộ khi bị hen suyễn diễn ra thuận lợi, bạn nên đeo khẩu trang bảo vệ.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

http://www.roadrunnersports.com/rrs/content/content.jsp?contentId=300078&siteID=TnL5HPStwNw-uS6hoYEOZ9QzvvByHIC9dA&sc=CX14H057&cm_mmc=affiliate-_-LS-_-2014datafeed-_-na

http://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/library/asthma-library/asthma-and-exercise.aspx

Phiên bản hiện tại

27/08/2020

Tác giả: Kim Vi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | Sống Khỏe | Trị nghẹt mũi tại nhà với những cách đơn giản

Ô nhiễm không khí: “Kẻ thù giấu mặt” của viêm mũi dị ứng • Hello Bacsi


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Kim Vi · Ngày cập nhật: 27/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo