backup og meta

Lao màng não có nguy hiểm không? Điều trị bao lâu mới khỏi?

Lao màng não có nguy hiểm không? Điều trị bao lâu mới khỏi?

Lao màng não là tình trạng nguy hiểm tính mạng, do vi khuẩn lao gây ra. Vậy bệnh lao màng não có lây không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung

Bệnh lao màng não là gì?

Khi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis di chuyển đến màng não sẽ gây ra nhiễm trùng. Tình trạng này được gọi là lao màng não, thường đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng lao màng não là gì?

Các triệu chứng lao não thường bắt đầu chậm, bao gồm:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Tinh thần thay đổi
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)
  • Đau đầu dữ dội
  • Cứng cổ (meningismus)

lao màng não gây buồn nôn và nôn

Các dấu hiệu bệnh lao màng não khác có thể xuất hiện như:

  • Kích động
  • Thóp ở trẻ sơ sinh phồng lên
  • Suy giảm ý thức
  • Trẻ lười bú hoặc quấy khóc
  • Tư thế bất thường (đầu và cổ ngả về phía sau). Biểu hiện này thường thấy ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây lao màng não là gì?

Như đã đề cập ở trên, vi khuẩn lao chính là nguyên nhân gây bệnh. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp với dịch của người bệnh trong lúc họ ho hoặc hắt xì.

  • Vi khuẩn sẽ sinh sôi trong phổi, đi vào máu và có thể di chuyển đến các khu vực khác của cơ thể.
  • Nếu vi khuẩn di chuyển đến màng não (các lớp bảo vệ bảo vệ não) và mô não, các áp xe nhỏ sẽ hình thành.
  • Các ổ áp xe này có thể vỡ ra và gây viêm màng não do lao. Điều này có thể xảy ra ngay lập tức, vài tháng hoặc vài năm sau lần nhiễm trùng đầu tiên.
  • Quá trình lây nhiễm gây ra sự gia tăng áp lực trong hộp sọ, dẫn đến tổn thương mô thần kinh và não. Tình trạng này thường nghiêm trọng.

Một số vấn đề sức khỏe sau cũng có thể khiến bạn dễ mắc dạng bệnh lao này hơn:

Bệnh lao màng não có lây không?

vi khuẩn lao màng não lây qua đường ho

Nhiều người thường thắc mắc không biết lao màng não có lây không. Thực tế, vì nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn nên đây là một căn bệnh lây nhiễm.

Vi khuẩn lao có thể phát tán trong không khí hoặc truyền qua người khỏe mạnh khi họ ho, khạc nhổ đờm hoặc hắt hơi.

Sau khi vào cơ thể, chúng sẽ không hoạt động ngay mà ẩn nấp, do đó sẽ không gây ra bất cứ triệu chứng lao màng não nào.

Khi hệ miễn dịch suy yếu, các vi khuẩn bắt đầu hoạt động mạnh, tấn công hạch bạch huyết và gây ra các dấu hiệu rõ rệt.

Ngoài ra, vi khuẩn lao cũng có thể lây qua đường ăn uống. Vì vậy, không nên sử dụng chung đồ ăn hoặc bát đũa với người bệnh để tránh lây nhiễm nhé.

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Chẩn đoán bệnh lao màng não

Chụp X-quang trong COPD có hiệu quả?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám sức khỏe bạn để xác nhận các dấu hiệu sau:

  • Nhịp tim nhanh
  • Sốt
  • Tinh thần thay đổi
  • Cổ cứng

Sau đó, bạn sẽ cần làm chọc dò thắt lưng. Đây là một xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán viêm màng não. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ lấy một hoặc nhiều mẫu dịch ở tủy để làm xét nghiệm chẩn đoán.

Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện bao gồm:

  • Sinh thiết não hoặc màng não (hiếm khi thực hiện)
  • Cấy máu
  • X-quang ngực
  • Kiểm tra dịch não tủy (CSF) để tìm số lượng tế bào, glucose và protein
  • Chụp CT đầu
  • Nhuộm Gram hoặc các xét nghiệm khác  và nuôi cấy dịch não tủy
  • Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) của dịch não tủy
  • Kiểm tra lao qua da (PPD)
  • Các xét nghiệm khác để phát hiện bệnh lao

Bệnh lao màng não có chữa được không?

Bạn sẽ chỉ định một số loại thuốc để chống lại vi khuẩn lao.

Bốn loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng lao:

Điều trị viêm màng não do lao bao gồm những loại thuốc tương tự, ngoại trừ ethambutol vì thuốc này không thâm nhập tốt qua niêm mạc của não. Nhóm kháng sinh fluoroquinolon, chẳng hạn như moxifloxacin hoặc levofloxacin, thường được sử dụng thay thế cho ethambutol.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa steroid toàn thân để làm giảm các biến chứng liên quan đến viêm.

Vậy lao màng não điều trị trong bao lâu? Thực tế, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, thời gian điều trị có thể kéo dài đến 12 tháng. Trong một số trường hợp, bạn có thể phải nhập viện để chữa trị.

Lao màng não có nguy hiểm không?

triệu chứng đột quỵ thiếu máu não cục bộ

Bệnh có thể gây ra các biến chứng rất nghiêm trọng, trong một số trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn như:

  • Co giật
  • Mất thính lực
  • Tăng áp lực trong não
  • Tổn thương não
  • Đột quỵ
  • Tử vong

Tăng áp lực trong não có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và không thể phục hồi. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị thay đổi thị lực và đau đầu cùng một lúc. Đây có thể là dấu hiệu của việc tăng áp lực trong não.

Khả năng phục hồi bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và thời gian bắt đầu điều trị. Nếu bạn được điều trị trước khi xuất hiện triệu chứng thì khả năng thành công cao.

Đối với những người bị tổn thương não hoặc đột quỵ kèm viêm màng não do lao, khả năng phục hồi thường không cao. Tổn thương não do bệnh lao là vĩnh viễn và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Ngoài ra, bạn có thể bị nhiễm trùng lao nhiều lần. Do đó, bác sĩ sẽ cần theo dõi bạn sau khi điều trị viêm màng não do lao để có thể phát hiện ra các nhiễm trùng mới càng sớm càng tốt.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Central Nervous System Tuberculosis. https://radiologykey.com/central-nervous-system-tuberculosis/. Ngày truy cập 08/05/2018.

Imaging in CNS Tuberculosis. https://emedicine.medscape.com/article/344862-overview#showall. Ngày truy cập 08/05/2018.

Tuberculosis of the central nervous system. http://pmj.bmj.com/content/75/881/133. Ngày truy cập 08/05/2018.

Central Nervous System Tuberculosis: Pathogenesis and Clinical Aspects. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2292571/. Ngày truy cập 08/05/2018.

Phiên bản hiện tại

19/09/2021

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Le Minh Phuong


Bài viết liên quan

Tiêm dưới da xác định bệnh lao


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 19/09/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo