backup og meta

Cảm cúm bao lâu thì khỏi? Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn điều trị

Cảm cúm bao lâu thì khỏi? Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn điều trị

Cảm cúm là bệnh lý đường hô hấp phổ biến do virus cúm gây ra, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người già. Một trong những thắc mắc phổ biến mà nhiều người đặt ra là “Cảm cúm bao lâu thì khỏi?”. Thời gian hồi phục có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời gian hồi phục của cảm cúm và cách để nhanh chóng khỏi bệnh nhé!

Cảm cúm bao lâu thì khỏi?

Cảm cúm là một bệnh lây nhiễm do các loại virus cúm gây ra, chủ yếu là virus cúm A và cúm B. Bệnh lây lan thông qua tiếp xúc với các giọt bắn từ người bị cảm cúm hoặc qua tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm virus. Các triệu chứng phổ biến của cảm cúm bao gồm sốt cao, ho, đau cơ, khó chịu, mệt mỏi, đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi và đau họng.

Vậy, bị cảm cúm bao lâu thì khỏi? Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian trung bình để khỏi bệnh là khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể kéo dài hơn và mất đến 2 tuần để hoàn toàn hồi phục.

Bị cúm bao lâu thì khỏi? Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hầu hết các trường hợp cảm cúm không biến chứng sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, một số triệu chứng như ho và mệt mỏi có thể kéo dài đến 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng yếu.

Cảm cúm bao lâu thì khỏi tùy vào một số yếu tố

Cảm cúm bao lâu thì khỏi và thời gian hồi phục có thể chênh lệch đôi chút ở mỗi người. Bởi nó còn tùy thuộc vào các yếu tố như:

  • Tuổi tác, sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch. Những người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch, sức đề kháng suy yếu thường mất thời gian lâu hơn để khỏi bệnh, thậm chí có thể mắc phải biến chứng nghiêm trọng. Người có hệ miễn dịch khỏe mạnh thường sẽ khỏi bệnh nhanh hơn.
  • Chủng virus cúm: Mỗi chủng virus cúm có thời gian ủ bệnh và thời gian diễn ra các triệu chứng khác nhau đôi chút. Một số chủng virus cúm có thể gây ra các triệu chứng nặng và kéo dài thời gian hồi phục.

Người bị cúm nên làm gì để nhanh khỏi?

Bệnh cảm cúm bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào cách chăm sóc và điều trị. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ và điều trị đúng cách sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.

Cảm cúm bao lâu thì khỏi và nên làm gì?

Chúng bao gồm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phục hồi. Hãy cố gắng ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm và dành thời gian nghỉ ngơi ban ngày nếu cần thiết.
  • Uống đủ nước: Nước giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố và giảm bớt tình trạng nghẹt mũi. Người bệnh nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây và ăn các món ăn loãng như cháo, súp…
  • Ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng: Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình hồi phục. Vitamin C, vitamin D, kẽm… là những dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại virus cúm.
  • Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt: Dùng các loại thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn nếu cảm thấy không thoải mái. Paracetamol là thuốc được lựa chọn phổ biến để giảm các triệu chứng sốt và đau nhức cơ thể. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác: Trong thời gian đang mắc cảm cúm, hãy hạn chế tiếp xúc gần với người khác để tránh lây nhiễm bệnh cho họ.
  • Điều trị các triệu chứng cụ thể: Đối với các triệu chứng như đau họng, sổ mũi, ho, có thể sử dụng các biện pháp như xịt họng, hút mũi hoặc sử dụng thuốc ho để làm giảm triệu chứng.
  • Áp dụng các biện pháp dân gian: Xông hơi với nước nóng, uống chanh ấm pha mật ong, pha nước muối sinh lý để súc miệng và rửa mũi…có thể giúp giảm bớt các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi và đau họng.

Cảm cúm bao lâu thì khỏi và khi nào nên đi khám bác sĩ?

Cảm cúm bao lâu thì khỏi và khi nào nên khám bác sĩ?

Cảm cúm lâu ngày không khỏi phải làm sao? Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn gặp các tình trạng sau:

  • Triệu chứng nặng hoặc kéo dài: sốt cao trên 38,5°C liên tục trong 3 ngày trở lên, ho kéo dài, khó thở, đau tức ngực, tím tái…
  • Xuất hiện dấu hiệu của các biến chứng cúm như: viêm phổi, viêm tai, viêm xoang…
  • Thuộc nhóm nguy cơ cao gặp phải biến chứng cúm: trẻ em dưới 6 tháng tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch yếu, người có bệnh lý nền (tim mạch, tiểu đường, suy thận…).

Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Cảm cúm bao lâu thì khỏi?”. Cảm cúm là bệnh lý phổ biến nhưng có thể điều trị được và khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Hãy áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà và thăm khám bác sĩ nếu cần để hạn chế biến chứng, bảo vệ bản thân và gia đình khỏi virus cúm.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Influenza (Seasonal). https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/influenza-(seasonal). Ngày truy cập: 12/04/2024

Key Facts About Influenza (Flu). https://www.cdc.gov/flu/about/keyfacts.htm. Ngày truy cập: 12/04/2024

Flu Symptoms & Complications. https://www.cdc.gov/flu/symptoms/symptoms.htm. Ngày truy cập: 12/04/2024

Influenza (flu). https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/flu-influenza. Ngày truy cập: 12/04/2024

Flu (influenza). https://www.healthdirect.gov.au/flu. Ngày truy cập: 12/04/2024

Flu. https://medlineplus.gov/flu.html. Ngày truy cập: 12/04/2024

Flu (Influenza). https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4335-influenza-flu. Ngày truy cập: 12/04/2024

Phiên bản hiện tại

23/04/2024

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Cảm cúm nên làm gì? Hướng dẫn chi tiết giúp bạn nhanh khỏi bệnh

Cúm B bao lâu thì khỏi và nên làm gì để mau khỏi bệnh?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 23/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo