backup og meta

Nhàu

Nhàu

Tên thông thường: Nhàu

Tên khoa học : Morinda citrifolia

Tìm hiểu chung

Nhàu dùng để làm gì?

Người ta uống nhàu để điều trị đau bụng, co giật, ho, tiểu đường, tiểu tiện, kích thích dòng chảy kinh nguyệt, sốt, bệnh gan, táo bón, xuất huyết âm đạo khi mang thai, sốt rét và buồn nôn.

Nhàu cũng được sử dụng điều trị bệnh đậu mùa, lách to, sưng, hen, viêm khớp và các vấn đề xương và khớp khác, ung thư, đục thủy tinh thể, cảm lạnh, trầm cảm, tiêu hóa và loét dạ dày.

Các tác dụng khác bao gồm điều trị huyết áp cao, nhiễm trùng, rối loạn thận, nhức đầu, hội chứng tiền kinh nguyệt, đột quỵ, đau đớn và an thần.

Nước ép trái nhàu được sử dụng điều trị viêm khớp, tiểu đường, huyết áp cao, đau nhức bắp thịt, nhức đầu, bệnh tim, AIDS, ung thư, loét dạ dày, nhức mỏi, trầm cảm, lão hóa, tiêu hóa kém, xơ vữa động mạch.

Lá nhàu đã được sử dụng trong các loại thuốc chữa đau khớp và sưng khớp, đau dạ dày, kiết lỵ và bệnh giun lươn.

Nhàu đôi khi được áp dụng cho da để giữ ẩm và làm giảm dấu hiệu lão hóa. Lá thảo dược này được sử dụng điều trị viêm khớp (bằng cách thoa xung quanh khớp bị ảnh hưởng); đau đầu (bằng cách áp vào trán); vết bỏng, vết loét và vết thương (bằng cách thoa trực tiếp). Hỗn hợp của lá và quả được dùng để trị áp xe, các chế phẩm của rễ được sử dụng để điều trị các vết cắt và bệnh đậu mùa.

Nhàu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của nhàu là gì?

Nhàu chứa nhiều chất, bao gồm kali. Một số chất này có thể giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương trong cơ thể, kích hoạt hệ thống miễn dịch và các hoạt động khác.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của nhàu là gì?

Liều dùng của nhàu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nhàu có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của nhàu là gì?

Nhàu có các dạng bào chế:

  • Nước ép
  • Viên nang
  • Bột
  • Trà.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng nhàu?

Trà nhàu hoặc nước ép có thể gây tổn thương gan ở một số người. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết liệu nhàu có phải là nguyên nhân hay không.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng nhàu bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của nhàu hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn nên cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng nhàu với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của nhàu như thế nào?

Nhàu có thể an toàn khi được sử dụng như thức ăn. Tuy nhiên, có một lo ngại rằng việc dùng nhàu với lượng có trong thuốc sẽ không an toàn.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đừng uống nhàu nếu bạn đang mang thai. Về mặt lịch sử, nhàu đã được sử dụng để phá thai. Bạn cũng nên tránh dùng nhàu nếu đang trong thời kì cho con bú. Không đủ thông tin về sự an toàn của việc sử dụng nhàu trong thời gian cho con bú.

Các vấn đề về thận: Nhàu chứa một lượng kali lớn. Đây có thể là vấn đề , đặc biệt đối với những người bị bệnh thận. Vì vậy, không sử dụng nhàu nếu bạn có vấn đề về thận.

Mức kali cao: Uống nước ép trái nhàu có thể làm tăng mức kali và làm cho kali cao hơn ở những người có quá nhiều kali trong cơ thể.

Bệnh gan: nhàu có liên quan đến một vài trường hợp tổn thương gan. Tránh sử dụng nhàu nếu bạn có bệnh gan.

Tương tác

Nhàu có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng nhàu.

Các sản phẩm có thể tương tác với nhàu bao gồm:

  • Thuốc trị cao huyết áp (thuốc ức chế ACE)

Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao có thể làm tăng mức kali trong máu. Tiêu thụ nước trái nhàu cùng với những thuốc này đối với người bị huyết áp cao có thể gây ra quá nhiều kali trong máu.

Một số thuốc điều trị huyết áp cao bao gồm captopril (Capoten®), enalapril (Vasotec®), lisinopril (Prinivil®, Zestril®), ramipril (Altace®) và các loại khác.

  • Thuốc trị cao huyết áp (thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs))

Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao có thể làm tăng mức kali trong máu. Dùng nước trái nhàu cùng với các thuốc này đối với huyết áp cao có thể gây ra quá nhiều kali trong máu.

Một số loại thuốc cho huyết áp cao bao gồm losartan (Cozaar®), valsartan (Diovan®), irbesartan (Avapro®), candesartan (Atacand®), telmisartan (micardis®), eprosartan (Teveten®) và các loại khác.

  • Các loại thuốc có thể gây hại cho gan (thuốc gây độc gan)

Nhàu có thể gây hại cho gan. Việc uống nhàu cùng với thuốc gây độc gan có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Đừng uống nhàu nếu bạn đang dùng thuốc có thể gây hại cho gan.

Một số loại thuốc có thể gây hại cho gan bao gồm acetaminophen (Tylenol® và những loại khác), amiodarone (Cordarone®), carbamazepine (Tegretol®), isoniazid (INH), methotrexate (Rheumatrex®), methyldopa (Aldomet®), fluconazole (Diflucan®), itraconazole (Sporanox®) erythromycin (Erythrocin®, Ilosone®, các loại khác), phenytoin (Dilantin®), lovastatin (Mevacor®), pravastatin (Pravachol®), simvastatin (Zocor®) và nhiều sản phẩm khác.

  • Warfarin (Coumadin®)

Warfarin (Coumadin®) được sử dụng để làm chậm đông máu. Dùng nước ép nhàu có thể làm giảm tác dụng của warfarin (Coumadin®).

  • Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali

Nhàu chứa lượng kali lớn. Một số thuốc lợi tiểu có thể làm tăng mức kali trong cơ thể. Dùng thuốc lợi tiểu cùng với nhàu có thể gây ra quá nhiều kali trong cơ thể.

Một số thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali bao gồm amiloride (Midamor®), spironolactone (Aldactone®) và triamterene (Dyrenium®).

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Noni. https://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-758-noni.aspx?activeingredientid=758. Ngày truy cập 22/11/2017

Noni. https://www.drugs.com/npc/noni.html. Ngày truy cập 22/11/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Acc Api

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Acc Api · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo