backup og meta

Lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của chiết xuất lá atisô

Lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của chiết xuất lá atisô

Chiết xuất lá atisô có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa và giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, chiết xuất này vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn nhất định.

Chiết xuất atisô có nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên dùng tùy tiện vì có thể chiết xuất atisô còn có những tác dụng phụ. Qua bài viết này, Hello Bacsi sẽ giới thiệu đến các bạn những công dụng và nguy cơ tiềm ẩn của chiết xuất lá atisô.

Công dụng của chiết xuất lá atisô

Giảm lượng cholesterol

Theo báo Science Daily, tiến sĩ Rafe Bundy và nhóm nghiên cứu của ông tại Đại học Reading ở Anh đã khám phá ra chiết xuất lá atisô có thể giúp cơ thể làm giảm mức cholesterol, đặc biệt ở những bệnh nhân có hàm lượng cholesterol trong máu cao hơn mức bình thường.

Ngoài ra, chiết xuất lá atisô rất giàu flavonoid, có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn tiêu hóa mạn tính, có thể gây đau dạ dày, táo bón, đầy hơi, ứ khí, ăn mất ngon, căng thẳng tinh thần và trầm cảm. Các nhà khoa học cho rằng chiết xuất lá atisô có thể cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Giảm chứng khó tiêu

Theo các chuyên gia, chiết xuất lá atisô có thể làm giảm các triệu chứng khó tiêu nhẹ sau khi ăn. Chiết xuất này hoạt động bằng cách kích thích hệ tiêu hóa sản xuất mật, từ đó làm giảm thời gian vận chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy hơi, không tiêu.

Thanh lọc gan

Gan là một trong những cơ quan phức tạp nhất của cơ thể và rất quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi các độc tố tích tụ trong gan, gan không thể hoạt động hiệu quả như bình thường. Do đó, bạn nên lưu ý các triệu chứng báo hiệu gan cần được thanh lọc như nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, hội chứng tiền kinh nguyệt, kích ứng da, khô miệng và tiêu hóa chậm.

Khi đó, bạn nên dùng chiết xuất lá atisô vì chiết xuất atisô có thể kích thích hệ tiêu hóa sản xuất mật, có lợi cho gan và giúp gan loại bỏ chất độc.

Các tác dụng phụ của chiết xuất lá atisô

Tác dụng phụ lên gan và túi mật

Mật là chất lỏng được tạo ra bởi gan và được lưu trữ trong túi mật. Nó hỗ trợ cơ thể tiêu hóa chất béo và loại bỏ độc tố khỏi gan.

Chiết xuất lá atisô sẽ ảnh hưởng đến gan bằng cách kích thích tiết ra mật, vì vậy những người bị bệnh gan nên thận trọng khi dùng loại thảo mộc này. Chiết xuất lá atisô cũng có thể gây cơn co thắt túi mật, vì vậy những người bị bệnh túi mật hoặc sỏi mật chỉ nên dùng chất này nếu có sự cho phép của bác sĩ.

Đi tiểu nhiều lần

Cây atisô thường được sử dụng làm thuốc lợi tiểu trong y học châu Âu. Người ta nấu và ăn lá – nhưng không phải là trái atisô – như một loại rau để kích thích thận hoạt động. Do đó, bạn nên biết rằng dùng chiết xuất atisô có thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần hơn.

Gây dị ứng

Những người dị ứng với hoa cúc, hoa cúc vạn thọ hoặc cỏ dại cũng có thể dị ứng với chiết xuất atisô, vì những cây này có “họ hàng’ với nhau. Các dấu hiệu phản ứng dị ứng bao gồm phát ban, ngứa, sưng, thở khò khè hoặc thở nặng nề và khó nuốt. Nếu bị dị ứng với chiết xuất atisô, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức vì tình trạng dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ – một phản ứng sốc có thể đe dọa tính mạng.

Dù có nhiều lợi ích nhưng chiết xuất lá atisô vẫn có những tác dụng phụ nhất định. Do đó bạn cần cân nhắc và tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What are the benefits of artichoke leaf http://www.livestrong.com/article/268885-what-are-the-benefits-of-artichoke-leaf-extract/ Ngày truy cập 31/08/2017
Side effects of artichoke leaf extract http://www.livestrong.com/article/93839-side-effects-artichoke-leaf-extract/ Ngày truy cập 21/08/2017

Phiên bản hiện tại

15/09/2017

Tác giả: Bích Ngọc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý

Cây thù lù trị bệnh gì? Cách dùng và những lưu ý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bích Ngọc · Ngày cập nhật: 15/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo