backup og meta

Hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen

Tên thường gọi: Hạt tiêu đen

Tên gọi khác: Hồ tiêu, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt.

Tên khoa học: Piper nigri L.

Họ: Hồ tiêu (Piperaceae)

Tổng quan

Tìm hiểu chung

Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân cây mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: Một loại nhánh mang quả và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá.

Quả hình cầu nhỏ, chừng 20 – 30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu đỏ, khi chín có màu vàng, đem phơi khô thành màu đen.

Hồ tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ở Việt Nam, cây tiêu được trồng tại nhiều tỉnh miền Nam nước ta, nhiều nhất ở Châu Đốc, Hà Tiên, Phú Quốc, Bà Rịa, Quảng Trị.

Bộ phận dùng

Hạt tiêu đen: Người ta hái quả vào lúc thấy xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm quả, nghĩa là lúc quả còn xanh. Những quả còn non quá chưa có sợ, rất giòn, khi phơi sẽ dễ bị vỡ vụn. Còn những quả khác khi phơi khô vỏ sẽ nhăn lại, màu sẽ ngả đen, do đó có tên gọi là hạt tiêu đen.

Ngoài ra, quả của cây tiêu cũng có thể chế biến thành hồ tiêu trắng hay hồ tiêu sọ.

Tác dụng, công dụng

Hạt tiêu đen có tác dụng gì?

Tác dụng của hạt tiêu đen khi dùng liều nhỏ là làm tăng dịch vị, dịch tụy, hồ tiêu kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon cơm. Dược liệu này được dùng để trị các bệnh về đường tiêu hóa cũng như các bệnh:

Tác dụng của hạt tiêu đen

  • Đau lạnh bụng, thổ tả, ăn không tiêu, đầy bụng, khó chịu dạ dày
  • Chán ăn
  • Loét dạ dày
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Trúng hàn, đau vùng tim, hen suyễn
  • Chuột rút;
  • Cúm, ho, nhức đầu, cảm lạnh
  • Viêm phế quản.

Tiêu đen còn được dùng để chữa các bệnh về khớp như viêm khớp, kích thích trí não, trị các bệnh đau thần kinh và bệnh ghẻ. Hồ tiêu còn có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng và đuổi sâu bọ.

Liều dùng, cách dùng

Liều dùng thông thường của hạt tiêu đen là bao nhiêu?

Bạn có thể dùng 300-600 mg hạt tiêu đen một ngày, nhưng không nên vượt quá 1,5 g/ngày. Bởi vì khi dùng liều lớn, hạt tiêu đen có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt, viêm đường tiểu tiện, đi đái ra máu.

Piperin và piperidin độc ở liều cao, piperidin tăng huyết áp, làm tê liệt hô hấp và một số đầu dây thần kinh.

Dạng bào chế của hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen được bào chế và sử dụng ở dạng hạt hoặc bột xay.

Bột của hạt tiêu đen

Một số bài thuốc có hạt tiêu đen

Hồ tiêu được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

Đơn thuốc bổ, kích thích tiêu hóa: Hồ tiêu 5g, thạch tín 0,5g.. Hai vị tán nhỏ, dùng hồ viên thành 100 viên. Ngày uống 2 – 4 viên này làm thuốc bổ, kích thích sự tiêu hóa, ăn ngon cơn. Thuốc có độc dùng phải cẩn thận.

Đơn thuốc chữa đi lỏng, ăn vào nôn ra: Hồ tiêu, bán hạ chế, hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Dùng nước gừng viên bằng hạt đậu. Ngày uống 15-20 viên. Dùng nước gừng chiêu thuốc.

Đơn thuốc chữa trúng hàn, đau vùng tim, hen suyễn: Ngày dùng 2-4g, dạng thuốc sắc, bột hoặc viên.

Lưu ý, thận trọng khi dùng

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng hạt tiêu đen?

Tiêu đen có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Khó chịu ở mắt, sưng khi tiêu bay vào mắt
  • Phản ứng mẫn cảm, dị ứng
  • Các triệu chứng nhẹ về tim mạch
  • Ngưng thở ở trẻ em khi dùng liều lượng lớn.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Trước khi dùng hạt tiêu đen bạn nên biết những gì?

Bạn nên theo dõi các phản ứng về tim mạch khi dùng tiêu đen. Nếu có triệu chứng nào xảy ra, ngừng dùng tiêu và thay thế bằng các phương thuốc khác.

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú có thể dùng tiêu đen trong bữa ăn như gia vị, nhưng không nên dùng với liều lượng cao. Có một số ý kiến cho rằng dùng nhiều tiêu có thể gây sẩy thai. Tránh bôi các loại thuốc có tiêu lên da.

Hạt tiêu đen có thể tương tác với những gì?

Hạt tiêu đen có thể tương tác với một số thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng hạt tiêu đen.

Hạt tiêu đen có thể cho tác dụng giống như thuốc lợi tiểu. Dược liệu này ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và đào thải lithium, từ đó có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nhiều loại thuốc có thể tương tác với hạt tiêu đen, bao gồm: cytochrome P450, phenytoin, propranolol, theophylline. Đồng thời, kết quả một số xét nghiệm dễ bị ảnh hưởng khi bạn dùng tiêu đen, bao gồm xét nghiệm phenytoin, propranolol, theophylline, xét nghiệm ma túy trong huyết thanh.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skidmore-Roth, Linda. Mosby’s Handbook Of Herbs & Natural Supplements. St. Louis, MO: Mosby, 2001. Bản in. Trang 89

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 1) – Đỗ Huy Bích

What Are the Health Benefits of Black Pepper? https://health.clevelandclinic.org/benefits-of-black-pepper/. Ngày truy cập: 08/04/2022

Black pepper and health claims: a comprehensive treatise. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23768180/. Ngày truy cập: 08/04/2022

BLACK PEPPER. https://www.rxlist.com/black_pepper/supplements.htm. Ngày truy cập: 08/04/2022

Black Pepper. https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/black-pepper. Ngày truy cập: 08/04/2022

Black pepper. https://plantvillage.psu.edu/topics/black-pepper/infos. Ngày truy cập: 08/04/2022

Phiên bản hiện tại

08/04/2022

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý

Cây thù lù trị bệnh gì? Cách dùng và những lưu ý


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 08/04/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo