backup og meta

Cỏ thơm (Feverfew)

Cỏ thơm (Feverfew)

Tìm hiểu chung

Cỏ thơm dùng để làm gì?

Cỏ thơm, hay còn gọi là cây cỏ thơm chữa bệnh sốt. Tuy được cho là có nhiều công dụng, hiện nay khoa học chỉ mới chứng minh được khả năng chữa đau nửa đầu của loại thuốc này.

Cỏ thơm còn được sử dụng để hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt, trị viêm khớp, bệnh vảy nến, dị ứng, hen suyễn, ù tai, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa.

Một số người sử dụng cỏ thơm để hỗ trợ việc thụ thai hoặc chữa vô sinh. Nó cũng được sử dụng cho bệnh thiếu máu, ung thư, cảm lạnh, đau tai và các bệnh gan thường gặp, ngăn ngừa sẩy thai, căng cơ, rối loạn về xương, sưng chân, tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi.

Cỏ thơm đôi khi được bôi vào nướu để chữa đau răng hay bôi lên da để diệt vi khuẩn.

Cơ chế hoạt động của cỏ thơm là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy cỏ thơm có nhiều loại chất hóa học, bao gồm một loại chất gọi là parthenolide. Chất này đã được khoa học chứng minh là có khả năng chữa bệnh đau nửa đầu.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cỏ thơm là gì?

Đễ chữa và ngăn ngừa đau nửa đầu, bạn có thể dùng 50-100 mg chiết xuất cỏ thơm mỗi ngày.

Liều dùng của cỏ thơm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cỏ thơm có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cỏ thơm là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Viên nang;
  • Cây thuốc tươi;
  • Chiết xuất;
  • Viên nén;
  • Rượu thuốc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cỏ thơm?

Cỏ thơm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Hoa mắt;
  • Loét miệng khi nhai lá cỏ thơm;
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đau bụng;
  • Phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc;
  • Cứng cơ, khớp, đau cơ và khớp.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng cỏ thơm bạn nên biết những gì?

Lưu trữ thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nhiệt độ và độ ẩm.

Bạn nên theo dõi các triệu chứng phản ứng mẫn cảm, lở loét miệng và đau hoặc cứng cơ, khớp. Nếu bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện, nên ngưng dùng thuốc và chuyển sang biện pháp điều trị khác an toàn hơn.

Những quy định dùng cỏ thơm ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cỏ thơm nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cỏ thơm như thế nào?

Không dùng thuốc cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Những người mẫn cảm với cây thuốc nên tránh sử dụng cây cỏ thơm.

Cỏ thơm có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cỏ thơm.

Cỏ thơm có thể tương tac với các loại thuốc như:

  • Thuốc và thảo dược chống đông máu, thuốc chống kết tụ tiểu cầu, NSAID.
  • Thuốc bổ sung chất sắt.

Ngoài ra cây thuốc còn có thể ảnh hưởng đến thời gian đông máu và làm chậm hoạt động của tiểu cầu.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skidmore-Roth, Linda. Mosby’s Handbook Of Herbs & Natural Supplements. St. Louis, MO: Mosby, 2001. Bản in. Trang 263

Feverfew. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-933-feverfew.aspx?activeingredientid=933&activeingredientname=feverfew. Ngày truy cập 06/12/2015

Feverfew. http://www.drugs.com/cdi/feverfew.html. Ngày truy cập 06/12/2015

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo