backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tất tần tật về dị ứng da mặt : Các điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 25/08/2023

    Tất tần tật về dị ứng da mặt : Các điều trị và phòng ngừa hiệu quả

    Dị ứng da mặt hay da mặt bị dị ứng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân đến từ nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Xác định đúng nguyên nhân gây dị ứng sẽ giúp bạn sớm có biện pháp can thiệp phù hợp, từ đó lấy lại vẻ ngoài xinh đẹp và sự tự tin vốn có. 

    Bạn cảm thấy tự ti khi tiếp xúc với người khác vì mặt bị sưng đỏ và ngứa hay da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa? Tình trạng da mặt bị sưng đỏ và ngứa này có thể dấu hiệu của dị ứng da mặt. Tìm hiểu ngay 8 nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng này. 

    Top 8 nguyên nhân dị ứng da mặt cần đề phòng

    1. Da mặt bị dị ứng do sử dụng mỹ phẩm

    Nguyên nhân dị ứng da mặt khiến da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa hàng đầu phải kể đến là do dùng mỹ phẩm. Việc sử dụng mỹ phẩm trang điểm, chăm sóc da không phù hợp là yếu tố hàng đầu gây kích ứng da mặt và dẫn đến hàng loạt vấn đề như:

    • Kích ứng da mặt, da mặt nổi sần và ngứa ran
    • Phát ban
    • Chảy nhiều nước mắt
    • Da bong tróc
    • Sưng môi

    Vì vậy, trước khi chọn dùng bất kỳ loại mỹ phẩm nào, bạn nên tìm hiểu kỹ thuộc tính da của mình cũng như các thành phần có trong sản phẩm để giảm thiểu nguy cơ phát sinh dị ứng.

    2. Da mặt bị dị ứng do dị ứng theo mùa

    Dị ứng theo mùa thường xảy ra vào đầu mùa xuân và khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng dị ứng như:

    Nghiêm trọng hơn, đôi khi tình trạng này có có khả năng gây viêm kết mạc dị ứng ở mắt. 

    3. Nguyên nhân dị ứng da mặt: Dị ứng với động vật và côn trùng

    Vảy tế bào chết và nước bọt trên lông chó, mèo hoặc các loại động vật có khả năng gây dị ứng với những biểu hiện thường thấy như hắt hơi và nghẹt mũi. Trong một số trường hợp, phát ban trên da hoặc da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa hay dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa cũng có nguy cơ xảy ra. 

    Da mặt bị dị ứng do động vật và côn trùng

    Nếu bạn bị dị ứng côn trùng, vết đốt (cắn) chứa dịch tiết có độc tố của chúng trên mặt cũng có thể gây ra vấn đề bị dị ứng trên mặt như mặt bị sưng đỏ và ngứa, đồng thời để lại vết lằn tại đây. 

    4. Bị dị ứng da mặt do viêm da tiếp xúc

    Viêm da tiếp xúc là một dạng kích ứng da phổ biến, thường xảy ra nếu da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên, chẳng hạn như hương liệu trong xà phòng, bột giặt, nhựa cây… Trong trường hợp này, bất kỳ vùng da nào tiếp xúc với dị nguyên cũng sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng như phát ban đỏ, nổi mề đay… 

    Vì hầu hết mọi người đều có thói quen đưa tay sờ mặt một vài lần trong ngày nên tình trạng da mặt bị dị ứng gần mắt hoặc miệng rất thường gặp ở những người bị viêm da tiếp xúc, dẫn đến việc mặt bị ngứa sưng đỏ

    5. Dị ứng thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến khuôn mặt

    Đau bụng, tiêu chảy hay buồn nôn là những biểu hiện quen thuộc của dị ứng thực phẩm (dị ứng thức ăn). Bên cạnh đó, đôi khi tình trạng này cũng có thể gây phát ban trên mặt và sưng môi. Đây là biểu hiện của mặt bị dị ứng.

    Theo một số trường hợp, dị ứng thực phẩm còn dẫn đến sốc phản vệ với những triệu chứng như sưng lưỡi và sưng khí quản. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời có thể bị đe dọa đến tính mạng. 

    6. Da mặt bị dị ứng do thuốc

    Vùng da trên cánh tay hoặc da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa, sưng phù là những dấu hiệu thường thấy của dị ứng thuốc tây. Thực tế, bạn còn có thể gặp phải nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như loạn nhịp tim, khó thở… 

    Dị ứng thuốc không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị mà còn gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng người dùng. Do đó, nếu bạn mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, hãy báo với bác sĩ để tìm giải pháp thay thế. 

    7. Da mặt bị dị ứng do bệnh chàm

    Những vùng da sưng đỏ và kết vảy do bệnh chàm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó, thường gặp nhất là:

    • Mặt, dẫn đến dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa
    • Cổ
    • Bàn tay
    • Đầu gối

    Hiện nay, nguyên nhân bị dị ứng da mặt do chàm vẫn chưa được làm rõ. Mặc dù vậy, nhiều bác sĩ cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến hen suyễn, dị ứng theo mùa và dị ứng thức ăn. 

    8. Dị ứng ở mặt do sốc phản vệ: Hãy cẩn thận!

    Sốc phản vệ không chỉ gây phát ban khắp cơ thể mà còn có thể kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như:

  • Mặt, môi và cổ họng sưng phù
  • Đau họng
  • Đau thắt ngực
  • Khó thở
  • Mặt đỏ bừng hoặc tái xanh rõ rệt
  • Da mặt bị dị ứng do sốc phản vệ

    Hãy lập tức đến bệnh viện nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào như trên. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

    Da mặt bị dị ứng ngứa phải làm sao?

    Nhiều người thường thắc mắc mặt bị dị ứng đỏ ngứa phải làm sao hay da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa phải làm sao? Theo các chuyên gia sức khỏe, trừ trường hợp liên quan đến sốc phản vệ, hầu hết triệu chứng dị ứng trên mặt đều dễ dàng thuyên giảm sau khi được thăm khám với bác sĩ. Tùy vào cơ địa người bệnh và nguyên nhân dị ứng da mặt mà các chuyên gia sẽ đề xuất giải pháp riêng cho từng cá nhân. Trong đó, việc sử dụng thuốc kháng histamine thường được lựa chọn vì tác dụng giúp cơ thể nhanh chóng ngừng phản ứng với dị nguyên.

    Mặt khác, nếu nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa hoặc phát ban hay dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa vẫn chưa được xác định rõ, bạn nên tập thói quen ghi lại những thực phẩm, thuốc đã dùng cũng như các sinh hoạt thường ngày. Điều này sẽ giúp bác sĩ khoanh vùng yếu tố gây dị ứng nếu bệnh tái phát trong tương lai. 

    Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn trả lời câu hỏi vì sao da mặt bị dị ứng và nên làm gì trong trường hợp này. Cơ địa của mỗi người khác nhau nên việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết để có thể sớm loại bỏ các triệu chứng xấu xí, khó chịu trên mặt.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 25/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo