backup og meta

Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao nhanh lành?

Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao nhanh lành?

Nhiều người chưa biết vết bỏng bị phồng nước phải làm sao, trong khi nếu xử lý vết bỏng không đúng cách có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Vậy cách chữa vết bỏng bị phồng rộp là gì?

Cùng giải đáp “Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao?” qua bài viết của Hello Bacsi dưới đây!

Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao? Có nguy hiểm không?

Vết bỏng bị phồng rộp thường do tác động của nhiệt lên da, lúc này cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch gây phản ứng viêm. Điều này dẫn đến các phản ứng sưng, phồng rộp da thậm chí là đổi màu da. Những phản ứng này chính là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Bỏng có 3 cấp độ tổn thương da:

  • Bỏng cấp độ 1: Vết bỏng thường chỉ ảnh hưởng trên bề mặt da hoặc lớp biểu bì, cũng như gây mẩn đỏ và đau nhẹ.
  • Bỏng cấp độ 2 ảnh hưởng đến lớp hạ bì, gây phồng rộp trên da
  • Bỏng cấp độ 3: Ảnh hưởng đến lớp sâu bên dưới da, khiến da sần sùi và cháy đen, nâu và có cảm giác đau do có thể ảnh hưởng đến đầu dây thần kinh.

Theo 3 cấp độ trên, vết bỏng bị phồng nước ở cấp độ 2 và mức độ nguy hiểm ở mức trung bình, ảnh hưởng chủ yếu đến lớp biểu bì da.

vết bỏng bị phỏng nước phải làm sao nhanh lành

>>> Bạn có thể quan tâm: Bác sĩ giải đáp: Bệnh vảy nến có lây không?

Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao?

Khi bị bỏng do nước nóng hoặc do chạm vào vật có nhiệt độ cao, bạn cần biết một số cách sơ cứu khi bị bỏng, cũng như những điều nên và không nên làm để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn xảy ra như nhiễm trùng.

5 điều nên làm khi bị vết bỏng phồng nước

  • NÊN ngâm vào nước mát: Ngâm ngay vùng bỏng da dưới vòi nước mát trong 10-15 phút hoặc đắp một miếng vải ướt, mát lên vết bỏng.
  • NÊN tháo nhẫn hoặc các vật dụng bó sát: Cởi bỏ nhẫn hoặc quần áo khỏi vùng bị bỏng càng sớm càng tốt để tránh ma sát.
  • NÊN thoa kem dưỡng da: Thoa kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ kháng sinh, gel giảm đau khác có thể giúp giảm đau tạm thời.
  • NÊN băng vết bỏng: Dùng miếng băng gạc quấn lỏng để giữ vết thương sạch sẽ và bảo vệ vùng da bị phồng rộp.
  • NÊN dùng thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần như Ibuprofen, naproxen hoặc acetaminophen.

3 điều nên tránh khi không biết vết bỏng bị phồng nước phải làm sao

  • TRÁNH làm vỡ nốt phồng nước: Giải đáp câu hỏi “vết bỏng bị phồng có nên chọc nước ra không?” là KHÔNG, vì phần bọng nước của vết phồng rộp có tác dụng chống nhiễm trùng. Nếu vết phồng rộp vỡ ra, hãy nhẹ nhàng làm sạch vùng da bằng nước muối sinh lý, bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng lại bằng gạc.
  • TRÁNH tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Vùng da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với tia UV có thể khiến tình trạng phồng rộp hơn.
  • TRÁNH chườm đá hoặc nước lạnh: Nước lạnh có thể gây tình trạng bỏng nghiêm trọng hơn khi da thay đổi nhiệt liên tục. 
  • TRÁNH chạm, gãi hay làm xây xước vết thương trong quá trình lành lại vết thương.

vết bỏng bị phỏng nước phải làm sao nhanh lành

Các câu hỏi liên quan đến vết bỏng bị phồng nước

Vết bỏng phồng rộp có để lại sẹo không?

Câu trả lời là nếu bạn bị bỏng cấp độ 2, da có thể sáng hơn hoặc tối màu hơn so với vùng da xung quanh. Sự thay đổi màu da này có thể mờ dần theo thời gian.

Vết bỏng phồng nước bao lâu thì khỏi?

Trung bình vết bỏng rộp nước mất 1-3 tuần để da lành lại, tuỳ vào vị trí và quy mô vùng bị bỏng. Các tế bào da hoạt động tích cực để khắc phục những tổn thương trên da, loại bỏ các mô bị tổn thương để nhường chỗ cho da và mô mới phát triển.

Kết luận


Khi đang rối trí không biết vết bỏng bị phồng nước phải làm sao, bạn chỉ cần ngâm trong nước mát 10-15 phút để làm dịu da, rửa nhẹ bằng nước muối sinh lý rồi thoa mỡ kháng sinh, băng bó vết thương lại, đồng thời cố gắng không làm vỡ vết phồng rộp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “vết bỏng bị phồng nước phải làm sao?”, từ đó biết cách xử lý để tránh bị nhiễm trùng và hạn chế để lại sẹo. Nếu tình trạng bỏng ở phạm vi lớn nghiêm trọng hơn, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được điều trị an toàn và hiệu quả.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Burns: First aid

https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-burns/basics/art-20056649#:~:text=If%20a%20blister%20does%20break,prevent%20drying%20and%20provides%20relief.

Ngày truy cập 18/09/2023

Ouch! I’ve burned my hand on a hot pan — now what?

https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/ouch-ive-burned-my-hand

Ngày truy cập 18/09/2023

Home burn care do’s and don’ts

https://www.ucihealth.org/blog/2018/05/treating-burns

Ngày truy cập 18/09/2023

Second-Degree Burn

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/24527-second-degree-burn

Ngày truy cập 18/09/2023

HOW TO TREAT A FIRST-DEGREE, MINOR BURN

https://www.aad.org/public/everyday-care/injured-skin/burns/treat-minor-burns

Ngày truy cập 18/09/2023

Recovery Burns and scalds

https://www.nhs.uk/conditions/burns-and-scalds/recovery/#:~:text=While%20the%20skin%20heals%2C%20keep,this%20can%20lead%20to%20infection.

Ngày truy cập 18/09/2023

,

Phiên bản hiện tại

18/11/2024

Tác giả: Trần Thùy Linh

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Phuc Nguyen


Bài viết liên quan

Thuốc trị bỏng và các phương pháp trị bỏng hiệu quả khác

Bị bỏng nên làm gì cho hết rát? TOP 8 cách trị bỏng hiệu quả tại nhà


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 18/11/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo