Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Chứng tăng sắc tố da là tình trạng khiến da bị sạm đen. Nó có thể là những mảng nhỏ, bao phủ các khu vực lớn hoặc ảnh hưởng toàn bộ cơ thể. Tình trạng này thường không có hại, nhưng có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe khác.
Một số loại tăng sắc tố da gồm:
Chứng tăng sắc tố da là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan bao gồm:
Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu tình trạng tăng sắc tố xảy ra với các triệu chứng khác. Tăng sắc tố thường là một tình trạng vô hại. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy tự ti vì tình trạng này, bác sĩ sẽ điều trị cho bạn.
Khi nhận thấy một trong những triệu chứng trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.
Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, các tế bào da chuyên melanocytes tạo ra lượng sắc tố melanin (tăng sắc tố), làm cho da bị sạm. Ở một số người có làn da trắng, một số tế bào melanocytes sản xuất nhiều melanin hơn những người khác để phản ứng với ánh sáng mặt trời. Sự sản xuất melanin không đồng đều này gây ra tàn nhang. Tàn nhang thường có tính di truyền. Nguyên nhân thực tế gây tăng sắc tố rất khác nhau, tùy thuộc vào từng loại.
Tăng sắc tố cục bộ có thể được gây ra bởi:
Tăng sắc tố da cũng có thể phát triển sau các chấn thương như vết cắt, bỏng hoặc viêm do các rối loạn như mụn trứng cá và lupus. Một số người cũng bị nám da ở những vùng da đã tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một số thực vật (bao gồm chanh, cần tây và rau mùi tây) có chứa các hợp chất furvitymarin làm cho da của một số người nhạy cảm hơn với tác động của tia cực tím. Phản ứng này được gọi là viêm da tiếp xúc quang hóa. Những người mắc chứng rối loạn acanthosis nigricans sẽ có da dày và sẫm màu ở nách, sau gáy. Acanthosis nigricans có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Sạm da do tăng hắc tố bào lentigines thường phẳng, có màu nâu, đốm hình bầu dục. Có 2 loại sạm da do tăng hắc tố bào lentigines:
Các nguyên nhân khiến chứng tăng sắc tố da lan rộng gồm:
Thay đổi nội tiết tố có thể làm tăng sản xuất melanin và làm tối màu da ở người bệnh Addison, trong thai kỳ hoặc sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố. Một rối loạn gan được gọi xơ gan ứ mật nguyên phát cũng có thể gây tăng sản xuất melanin.
Một số trường hợp tăng sắc tố không phải do melanin, mà do các chất sắc tố khác thường không có trong da. Các bệnh như hemochromatosis hoặc hemosiderosis, gây ra bởi quá nhiều chất sắt trong cơ thể, có thể gây tăng sắc tố. Một số loại thuốc, hóa chất và kim loại bôi lên da, uống hoặc tiêm cũng có thể gây tăng sắc tố.
Các loại thuốc, hóa chất và kim loại nặng có thể gây tăng sắc tố bao gồm:
Các khu vực tăng sắc tố thường lan rộng, nhưng một số loại thuốc có thể tác động đến một số khu vực nhất định. Ví dụ, một số người có các phản ứng thuốc nhất định, trong đó một số loại thuốc (ví dụ như một số loại kháng sinh, NSAIDs và barbiturat) gây ra tăng sắc tố da cục bộ ở cùng một nơi mỗi lần dùng thuốc.
Tùy thuộc vào thuốc, hóa chất hoặc kim loại và nơi tập trung trên da, da tăng sắc tố có thể có màu tím, đen hơi xanh, vàng nâu hoặc các sắc thái của màu xanh, bạc và xám. Ngoài da, răng, móng, lòng trắng mắt (sclera) và niêm mạc miệng (niêm mạc) cũng có thể bị đổi màu. Với nhiều loại thuốc, tình trạng tăng sắc tố thường mất dần sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp, tăng sắc tố da là vĩnh viễn.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng sắc tố da như:
Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Một số biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với chứng tăng sắc tố da:
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!