backup og meta

Dùng retinol bao lâu thì ngưng? Cách dùng retinol đúng cách

Dùng retinol bao lâu thì ngưng? Cách dùng retinol đúng cách

Retinol dần trở thành hoạt chất nổi tiếng trong giới chăm sóc da, nhờ khả năng giảm mụn và giúp sáng da, căng mịn. Tuy vậy, cũng không ít người băn khoăn dùng retinol bao lâu thì ngưng hay sử dụng hoạt chất này lâu dài có ảnh hưởng gì không.

Cùng Hello Bacsi giải đáp dùng retinol bao lâu thì ngưng và cách dùng retinol cho người bắt đầu qua bài viết dưới đây!

Tác dụng của retinol đối với da

Retinol là dẫn xuất vitamin A có lợi cho da trong việc điều trị mụn trứng cá và chống lão hóa. Do đó, bạn có thể sử dụng retinol để làm tăng độ đàn hồi, làm chậm quá trình sản xuất melanin cho da sáng tự nhiên, đồng thời giảm mụn viêm và ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông hiệu quả.

Dùng retinol bao lâu thì ngưng?

Để đạt hiệu quả điều trị mụn, bạn cần 12 tuần sử dụng retinol hoặc lâu hơn trước khi thấy sự cải thiện về mụn rõ rệt. Đồng thời, bạn cũng mất ít nhất khoảng 3-6 tháng sử dụng retinol đều đặn và thường xuyên để hoạt chất này phát huy tác dụng giảm mờ các nếp nhăn, đốm đồi mồi và cải thiện màu da, kết quả tốt nhất sẽ cần từ 6-12 tháng.

Với câu hỏi “ngừng sử dụng retinol có sao không?”, thì câu trả lời là không, nhưng sẽ làm chậm quá trình điều trị, vì để nhìn được kết quả rõ rệt cần sự kiên trì và việc thoa retinol đều đặn là cần thiết.

dùng retinol bao lâu thì ngưng
Dùng retinol bao lâu thì ngưng? Dùng retinol bao lâu thì da đẹp?

Retinol có sử dụng lâu dài được không?

Chúng ta có thể xem xét 2 tài liệu nghiên cứu sau:

  • Theo báo cáo trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, kết quả cho thấy rằng retinoids là hoạt chất có thể sử dụng điều trị lâu dài mà không có nguy cơ gây kháng thuốc của vi khuẩn.
  • Ngoài ra, nghiên cứu khác cũng đã thử nghiệm độ an toàn của kem tretinoin 0,02% (một loại retinoid mạnh hơn) trong hơn 52 tuần và không thấy vấn đề xảy ra trong quá trình sử dụng.

Như vậy, dựa vào 2 nghiên cứu trên, chúng ta có thể kết luận bạn có thể yên tâm sử dụng retinol trong thời gian dài mà không cần lo lắng hoạt chất này ảnh hưởng đến sức khoẻ làn da.

Hướng dẫn dùng retinol cho người bắt đầu

Bên cạnh việc dùng retinol bao lâu thì ngưng, điều then chốt chính là bạn cần dùng retinol đúng cách và kiên trì sử dụng trong thời gian dài để sở hữu làn da tươi khoẻ, sáng mịn. Do vậy, ban có thể tham khảo các mẹo dùng retinol cho người bắt đầu dưới đây:

Kiểm tra retinol trên da để tránh gây kích ứng

Đối với những người lần đầu tiên sử dụng retinol, bạn nên thử trên một vùng da nhỏ để kiểm tra da có bị kích ứng hay không. Nếu sau một vài ngày da không bị đỏ hoặc ngứa nhiều, bạn có thể bổ sung retinol vào quy trình chăm sóc da ban đêm.

Lựa chọn nồng độ phù hợp

Theo National Center for Biotechnology Information, nồng độ retinol trong sản phẩm chăm sóc da thường nằm trong khoảng từ 0,0015%-0,3%. Trong đó, 0,3% là nồng độ tối đa được khuyến nghị sử dụng retinol trong kem bôi tay và da mặt, hiệu quả điều trị cho nếp nhăn sâu.

Người bắt đầu chỉ nên sử dụng nồng độ thấp nhất khoảng 0,01-0,03%, sau đó có thể tăng nồng độ retinol lên dần dần.

ngừng sử dụng retinol có sao không
Dùng retinol bao lâu thì ngưng? Nồng độ phù hợp cho người bắt đầu

Tần suất sử dụng

Trong thời gian đầu khi mới dùng retinol, bạn chỉ nên sử dụng 1 tuần/lần. Sau khi da đã dần quen, bạn có thể tăng dần tần suất sử dụng sản phẩm đều đặn mỗi ngày để có thể thấy được hiệu quả và nên thoa 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Liều lượng sử dụng

Sử dụng liều lượng retinol bằng hạt đậu là vừa đủ và lấy retinol ra đầu ngón tay, rồi thoa lớp mỏng lên da mặt.

Quy trình dùng retinol trong chu kỳ skincare

  • Bước 1: Tẩy trang và làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
  • Bước 2: Thoa một lớp mỏng retinol lên da mặt, không để dính vào miệng, mũi và mắt
  • Bước 3: Thoa dưỡng ẩm cho da

Trong vài tuần đầu điều trị, bạn chỉ thoa retinol cách vài ngày, sau đó tăng dần lên dùng 1-2 lần mỗi ngày. Ban đầu, da có thể bị mẩn đỏ, ngứa hoặc rát, nhưng sau đó các triệu chứng sẽ dần biến mất khi da đã quen với hoạt chất này.

Lưu ý, da cũng trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, do vậy bạn nên thoa kem chống nắng khi sử dụng các sản phẩm retinol. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại sao dùng retinol sạm da và cách khắc phục.

Hy vọng bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi “dùng retinol bao lâu thì ngưng?”, cũng như có cách sử dụng retinol đúng cách để cải thiện sức khoẻ làn da.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Do retinoids really reduce wrinkles?

https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/do-retinoids-really-reduce-wrinkles

Ngày truy cập 18/09/2023

Topical retinoids

https://dermnetnz.org/topics/topical-retinoids

Ngày truy cập 18/09/2023

Topical retinoids in acne vulgaris: update on efficacy and safety

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18973403/

Ngày truy cập 18/09/2023

Safety and efficacy evaluation of tretinoin cream 0.02% for the reduction of photodamage: a pilot study

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22206082/

Ngày truy cập 18/09/2023

Histologic evaluation of the long term effects of tretinoin on photodamaged skin

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8785167/

Ngày truy cập 18/09/2023

Retinol

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/23293-retinol

Ngày truy cập 18/09/2023

Retinoids: active molecules influencing skin structure formation in cosmetic and dermatological treatments

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6791161/

Ngày truy cập 18/09/2023

Use of Retinoids in Topical Antiaging Treatments: A Focused Review of Clinical Evidence for Conventional and Nanoformulations

https://link.springer.com/article/10.1007/s12325-022-02319-7

Ngày truy cập 18/09/2023

Phiên bản hiện tại

21/08/2023

Tác giả: Trần Thùy Linh

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Retinol là gì? Phân loại, công dụng và cách dùng retinol trị mụn

Serum chứa retinol cho da nhạy cảm: Cách sử dụng và 5 loại retinol serum nồng độ dưới 1%


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 21/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo