backup og meta

Bắn laser trị thâm có an toàn? Tình trạng da nào nên dùng laser?

Bắn laser trị thâm có an toàn? Tình trạng da nào nên dùng laser?

Trị liệu hoặc chăm sóc da với laser đang là phương pháp chăm sóc da phổ biến ngày nay. Đặc biệt, laser có thể điều trị hiệu quả các tình trạng da thâm. Vậy bắn laser trị thâm có an toàn và tình trạng da thế nào nên dùng laser?

Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu cơ chế bắn laser trị thâm và những lưu ý khi bắn laser trị thâm qua bài viết dưới đây!

Cơ chế bắn laser trị thâm trên da

Laser là từ viết tắt của Light Amplified by Stimulated Emission of Radiation (khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức).

Đây là phương pháp sử dụng năng lượng ánh sáng được khuếch đại để nhắm phá huỷ hắc sắc tố melanin trong da hoặc thậm chí là mực xăm. Ánh sáng laser được chia thành các bước sóng khác nhau và mỗi bước sóng cụ thể nhắm mục tiêu một số nhiễm sắc thể nhất định.

Khi bắn laser trị thâm, ánh sáng laser sẽ đi trên da, dễ dàng và nhanh chóng bắt các melanin hắc sắc tố của da. Những hắc sắc tố này sẽ hấp thụ tia ánh sáng này và bị đốt nóng, dẫn tới các tế bào da này bị phá hủy. Vì vậy, vùng da khác không bị ảnh hưởng nếu sử dụng mức độ bước sóng phù hợp với tình trạng da và mức melanin trong da.

Ngoài ra, nhờ xung ánh sáng kích thích tái tạo và sản sinh collagen và elastin mới. Từ đó, laser giúp cải thiện tông màu da nhờ cơ chế tự đào thải của melanin khi có ánh sáng tác động.

>>> Tham khảo thêm: Laser carbon peel là gì? Bắn laser carbon có tốt không?

Tình trạng da nào có thể bắn laser trị thâm?

bắn laser trị thâm

Theo cơ chế bắt hắc sắc tố trên nên laser là phương pháp được sử dụng để điều trị rất nhiều tình trạng da khác nhau như:

  • Bắn laser trị thâm mụn
  • Đốm nâu
  • Trị nám da
  • Trị tăng sắc tố
  •  Trị thâm nách
  • Xoá xăm.

>>> Đọc thêm: Xóa xăm laser có để lại sẹo không?

Ngoài việc điều trị những vấn đề da trên, laser cũng có thể được sử dụng trong triệt lông và điều trị sẹo. Vì vậy laser cũng  là một phương pháp làm đẹp da, có tác dụng như:

  • Trẻ hoá da, hạn chế, đốm nâu
  • Giúp sáng da 
  • Tăng sinh collagen, cải thiện cấu trúc da, ngăn ngừa nếp nhăn

Tác dụng phụ khi trị thâm bằng laser

Quy trình laser trị thâm được thực hiện trong vòng 30 phút đến 45 phút. Trong quá trình bắn laser trị thâm, bạn có thể có cảm giác hơi nóng và châm chích khi laser đi trên da.

Sau khi bắn laser, da có thể có một số phản ứng như:

  • Da nổi đỏ
  • Da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời
  • Hơi châm chích

Tuy nhiên những phản ứng này sẽ dần biến mất sau vài tiếng bắn laser trị nám. Bạn cần lưu ý, trong quá trình điều trị thâm bằng laser, mắt bạn cần được bảo vệ bằng mắt kính che khỏi ánh sáng của tia laser.

>>> Xem thêm: Trị thâm nách bằng laser – Bạn đã biết đến công nghệ làm đẹp này?

Bắn laser trị thâm có đắt không?

Bắn laser trị thâm có đắt không còn phụ thuộc nhiều yếu tố như:

  • Vấn đề da mà bạn mong muốn điều trị da
  • Diện tích da điều trị. 
  • Số lần điều trị
  • Phòng khám da liễu sử dụng công nghệ laser nào

Thông thường trung bình cần 8-9 lần điều trị để melanin có thể dần dần được đào thải hết ra khỏi cơ thể. Bạn cần duy trì số lần điều trị theo chỉ định của bác sĩ da liễu.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại công nghệ laser có bước sóng khác nhau như laser Alma-Q, laser Q-switched ND YAG, Laser ER:YAG vi điểm (fractional), Laser DPL Dye Pulsed Laser),…

Bạn cần có sự tham vấn với bác sĩ da liễu để được chẩn đoán lâm sàng và sử dụng công nghệ, mức bước sóng ngắn dài phù hợp để đảm bảo độ chính xác, an toàn và hiệu quả cho tình trạng da riêng của bạn.

Chăm sóc da sau khi bắn laser trị thâm 

bắn laser trị thâm

Như đã đề cập ở trên, da sẽ trở nên dễ bắt nắng và rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Bởi vậy bạn cần có một chế độ chăm sóc da sau khi bắn laser để ngăn ngừa tình trạng thâm trở lại sau khi bắn laser, cũng như ngăn chặn những tác dụng phụ khác xảy ra:

    • Luôn thoa kem chống nắng có chỉ số SPF +30 để đảm bảo da được bảo vệ khỏi tác động của ánh sáng mặt trời
    • Ngoài kem chống nắng, bạn cũng nên sử dụng mũ vành rộng, áo che nắng để che chắn da. Hạn chế để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều nhất có thể
    • Không nên ra ngoài trong thời gian ánh nắng mặt trời hoạt động mạnh 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều
    • Sử dụng thêm kem dưỡng da nếu bác sĩ chỉ định để giúp ổn định độ ẩm cho da
    • Không nên tẩy tế bào chết hay các phương pháp mài mòn da ngay sau khi bắn laser trị thâm. Bởi tia laser đã tác động khá lớn tới làn da khiến da dễ nhạy cảm ơn sau khi điều trị.
    • Không sử dụng các sản phẩm trị mụn hay các vấn đề da khác như retinol,.. 

Một số người sau khi bắn laser trị thâm về không chăm sóc da đúng cách, không những khiến tình trạng da trầm trọng hơn, da sạm đen hơn do bắt nắng. Mà thậm chí còn gây tình trạng rối loạn sắc tố da, tăng sắc tố,…

>>>> Tìm hiểu thêm: Chăm sóc da sau laser: Hiểu rõ để tránh bị tác dụng phụ cho làn da

Để đảm bảo an toàn cho da,  dù bạn sử dụng laser trị thâm hay các vấn đề da khác, bạn cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu từ sản phẩm chăm sóc đến các phương pháp bảo vệ làn da.

Bắn laser trị thâm sẽ là phương pháp hiệu quả nếu bạn hiểu cơ chế hoạt động của nó, cũng như cách chăm sóc da phù hợp sau khi bắn laser. Hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích về bắn laser trị thâm để có thêm một phương pháp làm đẹp, cho một làn da khỏe mạnh, mịn màng và tươi sáng.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Lasers for Treatment of Melasma and Post-Inflammatory Hyperpigmentation

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3461803/

Ngày truy cập 14/07/2022

Laser therapy in skin of colour

https://dermnetnz.org/topics/laser-therapy-in-skin-of-colour

Ngày truy cập 14/07/2022

Laser Skin Resurfacing

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/11015-laser-skin-resurfacing

Ngày truy cập 14/07/2022

Laser Skin Treatments

https://www.massgeneral.org/dermatology/laser-cosmetics/treatments-and-services/laser-skin-treatments

Ngày truy cập 14/07/2022

Laser Resurfacing

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/laser-resurfacing/about/pac-20385114

Ngày truy cập 14/07/2022

Phiên bản hiện tại

15/07/2022

Tác giả: Trần Thùy Linh

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Công nghệ Laser CO2 Fractional trị sẹo có thực sự hiệu quả?

Các phương pháp trẻ hóa da bằng laser: Lựa chọn nào dành cho bạn?


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 15/07/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo