backup og meta

Viêm xoang hàm

Viêm xoang hàm

Bệnh viêm xoang hàm là một dạng viêm xoang phổ biến, xảy ra khi lớp niêm mạc bao phủ xoang hàm bị viêm nhiễm do nhiều yếu tố khác nhau. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành tình trạng mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vậy viêm xoang hàm là gì và làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau nhé!

Tìm hiểu chung

Bệnh viêm xoang hàm là gì?

Viêm xoang hàm là dạng viêm xoang phổ biến nhất. Xoang hàm gồm các hốc xoang nằm quanh vùng mắt và hai bên má. Bao phủ bề mặt các xoang này là lớp niêm mạc. Nếu các lớp niêm mạc này bị viêm nhiễm sẽ gây viêm xoang hàm.

Bệnh viêm xoang hàm có nguy hiểm không?

Đối với người bị viêm xoang hàm cấp hoặc viêm mủ xoang hàm do các bệnh về răng, nếu không được điều trị sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm xoang hàm là gì?

Do viêm xoang hàm là một dạng của bệnh viêm xoang, nên bệnh cũng có các triệu chứng như:

  • Đau đầu và mặt âm ỉ
  • Sốt
  • Chảy mủ ở bên mũi bị viêm

Triệu chứng viêm xoang hàm

Ngoài ra, các triệu chứng viêm xoang hàm cũng tùy thuộc vào loại bệnh mà bạn mắc phải:

  • Viêm xoang hàm cấp tính: bạn có thể bị đau buốt ở đầu kèm theo sốt cao. Các cơn đau thường xuất hiện liên tục kèm theo các triệu chứng đau nhức ở hàm trên, hốc mắt rồi lan ra thái dương và vùng mắt. Nếu bạn bị viêm xoang hàm trái, cơn đau sẽ ở bên mặt trái và ngược lại. Bạn có thể cảm thấy đau hơn khi cúi đầu, gập người hoặc chạy nhảy mạnh. Khi ấn tay vào mắt, bạn sẽ thấy đau và hàm bị buốt. Dịch mũi ban đầu loãng, sau đó đặc hơn, chuyển sang màu vàng, có mủ và mùi hôi. Triệu chứng viêm xoang hàm cấp tính thường kéo dài 6 tuần trước khi chuyển qua giai đoạn mạn tính.
  • Viêm xoang hàm mạn tính: Ở giai đoạn này, người bệnh không còn bị đau nhức mặt, nhưng sẽ bị tắc mũi. Lúc này bạn sẽ thấy mệt mỏi, dịch chảy ra có mùi hôi màu vàng xanh, vùng thái dương rất đau. Viêm xoang hàm mạn tính là bệnh rất nguy hiểm, nếu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
  • Viêm xoang hàm do bệnh về răng: đau từ dữ dội đến âm ỉ vùng mặt, nhất là hai bên má. Mủ chảy ra từ mũi và hôi miệng.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào trên đây. Cơ địa của mỗi người sẽ khác nhau, vì vậy bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang hàm là gì?

Các nguyên nhân gây viêm xoang hàm gồm:

  • Viêm mũi dị ứng trong thời gian dài
  • Lệch cấu trúc vách ngăn mũi
  • Bệnh lý về răng
  • Chấn thương do tai nạn hoặc phẫu thuật
  • Vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường có nguy cơ mắc viêm xoang hàm?

Yếu tố nguy cơ viêm xoang hàm

Viêm xoang hàm là một bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, một số người dễ mắc bệnh này hơn nếu có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Sâu răng, nhiễm trùng răng miệng… nhưng không điều trị dứt điểm.
  • Từng đi nhổ răng hoặc phẫu thuật khoang miệng. Bác sĩ có thể vô tình làm tổn thương hoặc để dị vật rơi vào xoang hàm.
  • Tiền sử viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang hàm.
  • Cấu trúc xoang hàm bị tổn thương hoặc biến dạng do phẫu thuật.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm xoang hàm?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên khám thực thể và đặt các câu hỏi cho bạn. Họ cũng có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm để xác định chẩn đoán như:

  • Nội soi mũi
  • Xét nghiệm hình ảnh
  • Cấy mẫu dịch mũi và xoang
  • Xét nghiệm dị ứng

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm xoang hàm?

Phương pháp điều trị viêm xoang hàm phổ biến nhất là dùng thuốc. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh cho bạn. Bạn cũng có thể cần kết hợp thêm thuốc giảm đau, chống dị ứng, phù nề…

Nếu bạn bị viêm xoang hàm nặng hoặc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị khác. Bạn có thể được thực hiện các thủ thuật y tế khác chuyên sâu hơn như:

  • Thủ thuật Proezt (súc rửa xoang) để đưa dung dịch thuốc vào các hốc xoang;
  • Chọc xoang hàm rút mủ
  • Phẫu thuật để cắt polyp mũi
  • Chỉnh hình vách ngăn

Nếu viêm xoang hàm do các bệnh về răng gây ra, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân gây bệnh. Đôi khi, bạn phải nhổ răng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Viêm xoang hàm kiêng ăn gì?

Bên cạnh điều trị, chế độ sinh hoạt và ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng giúp bạn nhanh hồi phục sức khỏe. Bạn cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, vận động và làm việc hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế những loại thực phẩm sau:

  • Món ăn cay nóng: những thực phẩm này sẽ gây trào ngược dạ dày – nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tai, mũi, họng.
  • Thực phẩm gây dị ứng: nếu bạn bị dị ứng với thực phẩm, hãy tránh dùng những thực phẩm này.
  • Các chất kích thích: đồ uống có ga, bia rượu, cà phê… có thể gây trào ngược dạ dày.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: những thực phẩm này sẽ làm tăng dịch nhầy trong mũi, khiến không khí khó lưu thông trong mũi.
  • Nước lạnh hoặc nước đá: vì sẽ kích thích niêm mạc vùng miệng và đường hô hấp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Maxillary sinus https://www.healthline.com/human-body-maps/maxillary-sinus Ngày truy cập 15/08/2018

Maxillary sinus https://www.livestrong.com/article/24398-signs-symptoms-maxillary-sinus/ Ngày truy cập 15/08/2018

Maxillary sinus https://www.webmd.com/allergies/sinusitis-and-sinus-infection#1 Ngày truy cập 15/08/2018

Maxillary sinus disease: diagnosis and treatment https://www.nature.com/articles/sj.bdj.2011.47 Ngày truy cập: 28/04/2021

Chronic maxillary sinusitis. Definition, diagnosis and relation to dental infections and nasal polyposis https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3705956/ Ngày truy cập: 28/04/2021

Phiên bản hiện tại

28/04/2021

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

Ráy tai ướt có sao không? Ráy tai như thế nào là bình thường?

7 cách đơn giản làm giảm viêm xoang tại nhà


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 28/04/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo