backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Ung thư miệng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tìm hiểu chung

Ung thư miệng là bệnh gì?

Ung thư miệng là ung thư phát triển trong mô của vùng miệng. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ phần nào trong miệng như môi, lưỡi, má, lợi, sàn miệng, vòm miệng cứng hay mềm, xoang và họng, nhưng thường xảy ra ở miệng, lưỡi và môi.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư miệng là gì?

Triệu chứng thường gặp của ung thư miệng khá giống với những bệnh ở miệng khác. Vì vậy, rất khó cho bạn để tự mình kiểm tra, tốt nhất là bạn nên gặp nha sĩ hay bác sĩ nếu có những triệu chứng sau đây:

  • Sưng, dày, u hay bướu, nốt thô, bong hay bị mòn trên môi, lợi hoặc vùng khác trong miệng mà không lành trong 2 tuần;
  • Máu trong miệng chảy không rõ nguyên nhân;
  • Tê, mất cảm giác, đau không giải thích được ở môi dưới, mặt, cổ hay cằm;
  • Rụng răng;
  • Đau đớn hay cảm giác có gì đó vướng thành sau họng;
  • Đau hay thấy khó nuốt;
  • Gặp khó khăn khi dùng răng giả;
  • Sưng vùng cổ;
  • Đau tai kéo dài;
  • Sụt cân nhanh;
  • Khàn giọng, đau họng kinh niên hoặc thay đổi giọng nói.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư miệng?

DNA di truyền cho phép tế bào phát triển một cách không kiểm soát gây ra ung thư miệng. Những tế bào này thực hiện sai chức năng bình thường và lấn át những tế bào khỏe mạnh. Theo thời gian, khối u sẽ xuất hiện trong miệng. Mặc dù, bác sĩ vẫn chưa rõ quá trình di truyền tế bào dẫn đến ung thư miệng diễn ra như thế nào, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh ung thư miệng?

Ung thư miệng thường ảnh hưởng đến nam giới trên 44 tuổi và lứa tuổi trung bình bệnh nhân mắc bệnh là 62 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng dần theo lứa tuổi. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng?

Có nhiều yếu tố làm nguy cơ mắc bệnh  như:

  • Hút thuốc lá (thuốc lá, xì gà, ống hay nhai);
  • Uống rượu;
  • Nhiễm HPV (vi rút lây qua quan hệ tình dục);
  • Mặt tiếp xúc ánh sáng mặt trời kéo dài;
  • Chẩn đoán từ trước hay từng bị ung thư miệng;
  • Tiền căn gia đình bị ung thư miệng hay ung thư khác;
  • Hệ miễn dịch suy giảm.

Điều quan trọng mà bạn cần nhớ là hơn 25% ung thư miệng xảy ra ở người không hút thuốc hoặc người thỉnh thoảng uống rượu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ung thư miệng?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra vòm và sàn miệng, họng sau, lưỡi, má, hạch vùng cổ. Bác sĩ cũng sẽ hỏi những triệu chứng của bạn, ví dụ như đau họng bắt đầu từ khi nào. Bạn cũng cần đến một vài xét nghiệm như X-quang, CT scan, MRI, nội soi hay PET scan hoặc sinh thiết để xét nghiệm một mẫu mô ở vùng nghi ngờ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ung thư miệng?

Bác sĩ sẽ dựa vào giai đoạn ung thư để có phương pháp điều trị thích hợp. Ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ khối ung thư và hạch lympho liên quan. Bệnh nhân cũng cần phẫu thuật giúp tái tạo miệng về cấu trúc và giải phẫu thông thường. Nếu ung thư tiến triển, bạn cần phương pháp quyết đoán hơn nữa. Bác sĩ có thể tiến hành điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp sau:

  • Xạ trị: sử dụng tia phóng xạ để phá hủy tế bào ung thư;
  • Hóa trị: sử dụng thuốc bằng đường miệng hay đường tĩnh mạch trực tiếp đến vùng ung thư. Bệnh nhân hóa trị có thể nằm ngoại trú hoặc cần nhập viện để điều trị;
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: sử dụng thuốc gắn vào tế bào ung thư để can thiệp vào sự phát triển và ngăn ngừa tế bào ung thư nhân lên.

Tuy nhiên, những phương pháp này sẽ gây ra một số tác dụng phụ, gồm có:

Tác dụng phụ do xạ trị:

  • Đau họng hay đau miệng;
  • Khô miệng;
  • Buốt răng;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Nhức lợi hay chảy máu lợi;
  • Nhiễm trùng;
  • Vết thương lâu lành sau khi thực hiện những chăm sóc về nha khoa;
  • Cứng hàm và đau hàm;
  • Khó khăn trong việc sử dụng răng giả;
  • Mệt mỏi;
  • Vị giác và khướu giác thay đổi;
  • Da khô hay nóng;
  • Sụt cân;
  • Bệnh tuyến giáp.

Tác dụng phụ do hóa trị:

  • Rụng tóc;
  • Đau miệng và lợi;
  • Chảy máu miệng;
  • Thiếu máu nặng;
  • Yếu sức;
  • Chán ăn;
  • Buồn nôn;
  • Nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Đau miệng, môi;
  • Tê tay, chân.

Tác dụng phụ do liệu pháp nhắm trúng đích:

  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Phản ứng dị ứng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư miệng?

Thuốc bổ sung hay thay thế đều không  thể chữa khỏi ung thư miệng nhưng nó có thể giúp giảm các triệu chứng, tác dụng phụ của điều trị và được dùng trong giai đoạn hậu phẫu.

Những phương pháp không cần dùng thuốc gồm có tập thể dục, mát xa, thư giãn và châm cứu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo