backup og meta

5 bí quyết sống khỏe cùng bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch

5 bí quyết sống khỏe cùng bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch

Tình trạng giảm tiểu cầu trong bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch (bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn) khiến người bệnh dễ bị bầm tím, chảy máu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác [1]. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị, một chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt khoa học sẽ giúp người bệnh kiểm soát và làm giảm đáng kể các triệu chứng do bệnh gây ra [1], [2]. 

Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) xảy ra khi hệ miễn dịch sản xuất ra các kháng thể chống lại và phá hủy tiểu cầu. Việc mất đi lượng tiểu cầu cần thiết cho quá trình đông máu khiến người bệnh dễ bị bầm tím và chảy máu [3]. Số lượng tiểu cầu trong máu giảm thấp cũng có thể gây chảy máu nhiều và dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, một số triệu chứng khác của bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch có thể thường gặp phải là mệt mỏi, đau khớp, nhức đầu dai dẳng, mờ mắt hoặc thay đổi ý thức [4], [5].

Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ ai, cả người lớn và trẻ em. Ở trẻ em, tình trạng giảm tiểu cầu thường xuất hiện đột ngột sau khi nhiễm các loại virus như quai bị hoặc cúm. Tuy nhiên, lượng tiểu cầu ở trẻ em thường sẽ trở lại bình thường trong vài tuần đến vài tháng, có hoặc không cần điều trị [3], [6]. Trong khi đó, bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch ở người lớn thường phát triển từ từ, có xu hướng kéo dài suốt đời và có thể cần phải điều trị [6], [7].

Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc dùng thuốc và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch hiệu quả [1]. Vậy người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì và không nên ăn gì? Bệnh nhân có thể vận động ra sao? Mời bạn cùng Hello Bacsi tham khảo minh họa sau để hiểu hơn về cách chăm sóc và những lưu ý khi sống cùng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nhé!

Sống khỏe cùng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bệnh giảm tiểu miễn dịch nên ăn gì, không nên ăn gì?” cũng như “Người bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch nên làm gì để sống khỏe cùng bệnh?”. Bạn nên thay đổi lối sống và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh và hạn chế các triệu chứng. 

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Caring For a Loved One Diagnosed With Idiopathic Thrombocytopenia Purpura, Pathways Home Health and Hospice, https://pathwayshealth.org/hospice-topics/caring-for-a-loved-one-diagnosed-with-idiopathic-thrombocytopenia-purpura/ Ngày truy cập: 16/05/2022

2. Diet & Lifestyle, Platelet Disorder Support Association,  https://www.pdsa.org/diet-lifestyle.html Ngày truy cập: 16/05/2022

3. Immune thrombocytopenia (ITP) – Symptoms & causes, Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/idiopathic-thrombocytopenic-purpura/symptoms-causes/syc-20352325 Ngày truy cập: 16/05/2022

4. Fatigue in ITP, ITP Support Association 2017,  https://www.itpsupport.org.uk/images/downloads/Fatigue_in_ITP_150218.pdf Ngày truy cập: 16/05/2022

5. Thrombocytopenia (low platelets), Lymphoma Action,  https://lymphoma-action.org.uk/about-lymphoma-side-effects-treatment/thrombocytopenia-low-platelets Ngày truy cập: 16/05/2022

6. Immune thrombocytopenia, Medline Plus, https://medlineplus.gov/genetics/condition/immune-thrombocytopenia/ Ngày truy cập: 16/05/2022

7. Immune thrombocytopenia (ITP) – Diagnosis & treatment, Mayo Clinic, https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/idiopathic-thrombocytopenic-purpura/diagnosis-treatment/drc-20352330 Ngày truy cập: 16/05/2022

8. Management of Immune Thrombocytopenia (ITP), American Society of Hematology,  https://www.hematology.org/-/media/Hematology/Files/Education/Clinicians/Guidelines-Quality/Documents/ASH-ITP-Pocket-Guide-FOR-WEB-1204.pdf Ngày truy cập: 16/05/2022

9. Corticosteroid (Oral Route, Parenteral Route), Mayo Clinic, https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/corticosteroid-oral-route-parenteral-route/proper-use/drg-20070491 Ngày truy cập: 16/05/2022

10. Corticosteroid, Arthritis Foundation, https://www.arthritis.org/drug-guide/corticosteroids/corticosteroids Ngày truy cập: 16/05/2022

11. Steroid Side Effects: How to Reduce Drug Side Effects of Corticosteroids, Hospital for Special Surgery,  https://www.hss.edu/conditions_steroid-side-effects-how-to-reduce-corticosteroid-side-effects.asp Ngày truy cập: 16/05/2022

12. Deborah Siegal, Mark Crowther and Adam Cuker, Thrombopoietin Receptor Agonists in Primary ITP, Semin Hematol. 2013 Jan; 50(0 1): S18–S21, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3658154/ Ngày truy cập: 16/05/2022

13. Eltrombopag, Drugs.com, https://www.drugs.com/monograph/eltrombopag.html Ngày truy cập: 16/05/2022

14. Rituximab (Intravenous Route), Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/rituximab-intravenous-route/precautions/drg-20068057# Ngày truy cập: 16/05/2022

15. Splenectomy, Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/splenectomy/about/pac-20395066 Ngày truy cập: 16/05/2022

16. Low Platelet Count (Thrombocytopenia), OncoLink,  https://www.oncolink.org/support/side-effects/low-blood-counts/low-platelet-count-thrombocytopenia Ngày truy cập: 16/05/2022

Phiên bản hiện tại

03/01/2023

Tác giả: Phương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Giải đáp nhanh 5 băn khoăn phổ biến về giảm tiểu cầu miễn dịch

Điều trị giảm tiểu cầu miễn dịch như thế nào? Làm sao để tối ưu hiệu quả điều trị?


Tham vấn y khoa:

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Huyết học · Viện Huyết học Truyền máu Trung ương


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 03/01/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo