backup og meta

Bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng

Bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng

Tìm hiểu chung

Bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là bệnh gì?

Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng dùng để chỉ một nhóm các triệu chứng thường được gây ra bởi virus Epstein-Barr (EBV). Virus này lây lan qua nước bọt, đó là lý do tại sao một số người gọi đó là “bệnh hôn’. Những người bị bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường bị sốt cao, sưng hạch và đau họng. Hầu hết các trường hợp của bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng đều nhẹ và dễ xử lý. Nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và thường tái đi tái lại trong 1-2 tháng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là gì?

Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi;
  • Đau họng, có lẽ là viêm họng mà không đáp ứng với việc điều trị bằng kháng sinh;
  • Sốt;
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ và nách;
  • Sưng amidan;
  • Nhức đầu;
  • Phát ban da;
  • Lách to, mềm.

Virus có thời gian ủ bệnh khoảng 4-6 tuần, mặc dù ở trẻ em giai đoạn này có thể ngắn hơn. Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng khó phân biệt với nhiễm các virus phổ biến khác như bệnh cúm. Nếu các triệu chứng không cải thiện sau một hoặc hai tuần điều trị tại nhà như nghỉ ngơi, uống đủ nước và ăn thức ăn lành mạnh thì bạn nên đến gặp bác sĩ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng?

Bệnh bạch cầu đơn nhân là do virus EBV. Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh, EBV là một thành viên của gia đình virus herpes và là một trong những virus phổ biến nhất lây nhiễm ở người trên thế giới.

Virus này lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt từ miệng của người đã bị nhiễm bệnh và không thể lây nhiễm qua máu. Bạn có thể tiếp xúc với virus qua ho hoặc hắt hơi, hôn nhau hoặc ăn uống chung với người bị bệnh. Thường mất 4-8 tuần để các triệu chứng phát triển sau khi bạn bị nhiễm. Ở thanh thiếu niên và người lớn, nhiễm trùng gây ra các triệu chứng đáng chú ý trong 35-50% các trường hợp. Ở trẻ em, virus thường không gây triệu chứng và nhiễm trùng thường không được chẩn đoán ra.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng?

Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường xảy ra ở thanh thiếu niên nhưng bạn có thể mắc ở bất cứ độ tuổi nào.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng?

Một số đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng:

  • Những người trẻ trong độ tuổi từ 15 và 30;
  • Sinh viên;
  • Bác sĩ thực tập;
  • Y tá;
  • Những người chăm sóc;
  • Những người dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Bất cứ ai thường xuyên tiếp xúc gần gũi với những người đang mắc bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng đều có nguy cơ cao mắc bệnh, vì vậy học sinh trường trung học và sinh viên đại học thường xuyên bị nhiễm.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng?

Nếu nghi ngờ rằng bạn gặp tình trạng này, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và đề nghị thực hiện một số xét nghiệm thông thường.

Trong khi khám, bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh bạch cầu đơn nhân dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng, bệnh đã kéo dài bao lâu và khám thực thể. Bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu như các hạch bạch huyết sưng lên, amidan, gan hoặc lá lách và xem xét những dấu hiệu này liên quan đến các triệu chứng bạn mô tả như thế nào.

Các xét nghiệm có thể được yêu cầu, bao gồm:

  • Các xét nghiệm kháng thể. Nếu cần xác nhận bổ sung, xét nghiệm monospot có thể được thực hiện để kiểm tra máu để xem có các kháng thể chống virus Epstein-Barr hay không. Xét nghiệm sàng lọc này sẽ cho kết quả trong vòng một ngày nhưng có thể không phát hiện nhiễm trùng trong tuần đầu tiên của bệnh. Xét nghiệm kháng thể khác đòi hỏi thời gian kết quả lâu hơn, nhưng có thể phát hiện bệnh ngay trong tuần đầu tiên của triệu chứng.
  • Đếm bạch cầu. Bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm máu để xem có sự gia tăng số lượng các tế bào bạch cầu (tế bào lympho) hoặc tế bào lympho hình dạng bất thường hay không. Các xét nghiệm máu sẽ không xác nhận bệnh nhưng chúng có thể cho thấy khả năng mắc bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng?

Cho đến nay, không có điều trị đặc hiệu đối với bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê toa thuốc corticosteroid để giảm sưng họng và amidan. Các triệu chứng thường hết trong 1-2 tháng.

Điều trị là nhằm mục đích giảm các triệu chứng. Điều này bao gồm sử dụng các loại thuốc không cần kê toa để giảm sốt và các kỹ thuật để làm dịu cổ họng bị đau, chẳng hạn như súc miệng bằng nước muối. Phương pháp điều trị tại nhà có thể giảm bớt các triệu chứng bao gồm:

  • Nghỉ ngơi nhiều;
  • Ngậm nước, lý tưởng là nước uống;
  • Ăn súp nóng;
  • Sử dụng thuốc giảm đau như Tylenol®.

Vui lòng liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng tồi tệ hơn hoặc nếu bạn đau bụng dữ dội.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng?

Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng gần như phòng ngừa được. Điều này là do người khỏe mạnh đã bị nhiễm EBV trong quá khứ có thể mang và lây bệnh từng đợt trong quãng đời còn lại. Hầu như tất cả người lớn từ 35 tuổi đã bị nhiễm EBV và có các kháng thể để chống lại nhiễm trùng. Mọi người thường bị bệnh này chỉ một lần trong đời.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mono in teens. http://teens.webmd.com/mono-in-teens-faq. Ngày truy cập 21/12/2016

Mono in teens. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mononucleosis/diagnosis-treatment/treatment/txc-20165946. Ngày truy cập 21/12/2016

Mono in teens.http://www.healthline.com/health/mononucleosis#Outlook8. Ngày truy cập 21/12/2016

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Hoàng Hiệp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Liên cầu khuẩn nhóm A: Nguyên nhân gây nhiều tình trạng nhiễm trùng

Giải pháp hiệu quả phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé sinh mổ vào mùa mưa


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo