backup og meta

Suy tim cấp có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị suy tim cấp

Suy tim cấp có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị suy tim cấp

Suy tim cấp là một trong những bệnh lý tim mạch nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời nhằm làm chậm diễn tiến và ngăn mức độ nặng hơn của bệnh.

Vậy, căn bệnh này nguy hiểm như thế nào, cách phòng ngừa và điều trị ra sao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!

Suy tim cấp là gì?

Suy tim cấp là tình trạng tim đột ngột không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể và cần được can thiệp cấp cứu kịp thời. Khác với suy tim mãn tính thường xảy ra từ từ, tình trạng suy tim cấp tính diễn ra rất nhanh, bất ngờ và gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong ngay từ khi mới xuất hiện.

Theo một nghiên cứu vào năm 2014, khoảng 26 triệu người trên thế giới đang phải sống chung với bệnh suy tim tại thời điểm đó. Đây cũng là minh chứng cho thấy căn bệnh này đang thực sự nguy hiểm và dần trở nên phổ biến.

suy tim cấp tính

Suy tim cấp tính có nguy hiểm không?

Suy tim cấp thực sự vô cùng nguy hiểm bởi nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời có thể kiến người bệnh mắc các triệu chứng rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong đó, khó thở là tình trạng phổ biến nhất, mức độ từ nhẹ đến nặng và thường xảy ra vào ban đêm.

Ngoài ra, chân và bụng của người bệnh có thể sưng lên, cân nặng cũng nhanh chóng tăng lên trong khoảng thời gian ngắn (từ 1 – 7 ngày) do cơ thể bị tích nước, sưng phù. Một số triệu chứng khác như buồn nôn, chán ăn, nhịp tim không đều, ho và thở khò khè, khạc đờm màu hồng, giảm khả năng tập trung.

Nếu không được nhập viện và điều trị kịp thời, suy tim cấp có thể gây nhồi máu cơ tim, đau tim, đau ngực, làm tắc nghẽn động mạch, ngăn cản oxy đến tim, dẫn đến việc bơm máu của tim bất thường hoặc không hoạt động, thậm chí là khiến người bệnh ngất xỉu và tử vong ngay tức khắc.

Theo một nghiên cứu vào năm 2008, những bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp có thời gian duy trì từ khi phát hiện triệu chứng cho đến khi được can thiệp điều trị là khoảng 13,3 giờ. Việc phát hiện các triệu chứng kịp thời và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để nhận được sự chăm sóc càng sớm sẽ càng nâng cao khả năng kéo dài sự sống cho người bệnh.

Bác sĩ điều trị suy tim cấp

Cách phòng ngừa và điều trị suy tim cấp phổ biến

Nếu bị suy tim cấp tính, bạn sẽ phải nhập viện điều trị và theo dõi cho đến khi tình trạng ổn định. Tuy nhiên, căn bệnh này cần có một quá trình điều trị lâu dài, tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định nguyên nhân của bệnh, cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để xác định kế hoạch và lên lịch trình điều trị một cách phù hợp. Trong đó, có 3 cách phòng ngừa và điều trị suy tim cấp phổ biến nhất như sau:

1/ Điều trị suy tim cấp bằng thuốc

Một trong những yếu tố quan trọng giúp điều trị suy tim cấp hiệu quả là bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc do bác sĩ chỉ định. Người bệnh phải uống đúng thuốc, đủ liều và đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để kiểm soát các vấn đề về tim bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Loại thuốc này có tác dụng làm mở rộng mạch máu, giảm huyết áp và tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của tim một cách dễ dàng hơn.
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: Loại thuốc này có tác dụng tương tự như thuốc ức chế ACE, nhưng một số người lại thường gặp tác dụng phụ khi sử dụng.
  • Thuốc ức chế beta: Những loại thuốc này có công dụng làm giảm huyết áp và làm chậm nhịp tim, điều hòa ổn định nhịp tim cho bệnh nhân.
  • Digoxin: Thuốc này làm tăng cường sự co bóp của tim, làm cho tim đập chậm và đều đặn hơn, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim.
  • Thuốc lợi tiểu: Loại thuốc này có tác dụng ngăn dịch tích tụ trong cơ thể bệnh nhân.
  • Thuốc đối kháng Aldosterone: Đây là một loại thuốc làm tăng hình thành nước tiểu ở thận, góp phần giảm sưng phù, ngăn ngừa tăng huyết áp nên rất có lợi cho những người bị suy tim nặng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc tùy vào triệu chứng cụ thể của bệnh nhân như thuốc làm giảm cholesterol, thuốc điều trị đau ngực, thuốc làm loãng máu để tránh máu đông, thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng.

Thuốc điều trị suy tim cấp

Tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc, giảm liều lượng hay bỏ liều vì có thể vô tình làm các triệu chứng suy tim diễn tiến nặng hơn và gây nên những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quy, đe dọa đến tính mạng.

Hãy lưu ý rằng nếu trong quá trình điều trị suy tim cấp mà gặp bất cứ tác dụng phụ nào do thuốc gây ra như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,…thì bệnh nhân hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có những chỉ định và điều chỉnh thích hợp.

Bệnh nhân cũng đừng quên tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe tim mạch, nhằm phát hiện kịp thời những triệu chứng bất thường, giảm thiểu nguy cơ gây rủi ro đến tính mạng.

2/ Phẫu thuật

Phẫu thuật cũng là biện pháp điều trị suy tim cấp được sử dụng rộng rãi. Một số loại phẫu thuật tim phổ biến được bác sĩ hay áp dụng bao gồm:

  • Thay thế hoặc sửa chữa van tim: Nếu tim của bệnh nhân bị hỏng do van tim có vấn đề, bác sĩ sẽ tiến hành sửa chữa hoặc thay thế. Có 2 giải pháp được lựa chọn là có thể tiến hành sửa chữa van của chính bệnh nhân hoặc cấy ghép một van nhân tạo.
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ phẫu thuật nhằm mở thêm một mạch máu mới từ một phần khác của cơ thể, ngăn ngừa việc động mạch bị tắc nghẽn.
  • Phẫu thuật cấy ghép tim: Đây thường là biện pháp cuối cùng và chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh quá nặng và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Lúc này sẽ cần một người hiến tặng tim nhưng trên thực tế là khá khan hiếm.

phòng ngừa điều trị suy tim cấp

3/ Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh khoa học để điều trị suy tim cấp

Ăn uống như thế nào?

Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà còn phòng chống được tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ bị đột quỵ. Bệnh nhân suy tim nên tránh xa các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chứa hàm lượng cholesterol cao như thịt đỏ, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Đồng thời, giảm muối trong khẩu phần ăn, hạn chế đường, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas và đồ đóng hộp.

Bên cạnh đó, tăng cường ăn nhiều rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp thêm vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Hãy cung cấp thêm cho cơ thể chất béo chưa bão hòa ít nhất 2 lần/tuần như omega 3, omega 6 có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu,…cũng là cách chăm sóc tốt cho tim mạch, duy trì cân nặng phù hợp, ngăn ngừa triệu chứng sưng phù và hạn chế tăng cân mất kiểm soát.

Sinh hoạt ra sao?

Tập thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học chính là chìa khóa để giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các nguy cơ gây hại và ngăn ngừa bệnh suy tim tiến triển nặng hơn. Một số lưu ý để bạn có thể điều chỉnh lối sống của mình ngay hôm nay:

  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích như trà, rượu bia, cà phê bởi chúng có thể làm tăng nhịp tim, giảm lượng oxy trong máu và làm tăng huyết áp.
  • Không thức khuya, có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý.
  • Ngủ đủ 6-7 tiếng mỗi đêm và khoảng 15-30 phút vào buổi trưa để trái tim có thời gian nghỉ ngơi và làm việc hiệu quả hơn.
  • Hạn chế áp lực, căng thẳng, tìm cách giải tỏa stress, duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan để hạn chế làm tăng nhịp tim.

Tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,…nhằm thúc đẩy máu huyết lưu thông, phòng ngừa và điều trị bệnh suy tim cấp một cách hiệu quả.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Everything You Need to Know About Acute Heart Failure. https://www.healthline.com/health/acute-heart-failure. Ngày truy cập: 29/03/2021

Heart failure. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/symptoms-causes/syc-20373142. Ngày truy cập: 29/03/2021

What is Heart Failure?https://www.heart.org/en/health-topics/heart-failure/what-is-heart-failure. Ngày truy cập: 29/03/2021

Heart Failure. https://medlineplus.gov/heartfailure.html. Ngày truy cập: 29/03/2021

Congestive Heart Failure and Heart Disease. https://www.webmd.com/heart-disease/guide-heart-failure. Ngày truy cập: 29/03/2021

Phiên bản hiện tại

30/03/2023

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: [email protected]


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên người đột quỵ | Hello Bacsi x SANOFI

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Người bị bệnh động mạch vành nên ăn gì? | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 30/03/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo