backup og meta

Bác sĩ giải đáp mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Bác sĩ giải đáp mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Không phải bất cứ trường hợp mỡ máu cao nào cũng được chỉ định dùng thuốc. Một số bệnh nhân chỉ cần ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhiều hơn là có thể làm giảm được mỡ trong máu hiệu quả. Vậy, mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

Mỡ máu bao nhiêu là cao?

Mỡ máu bao nhiêu là cao?

Chỉ cần ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là có thể làm giảm được mỡ trong máu hiệu quả

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc, bạn cần biết mỡ máu bao nhiêu gọi là cao. Mỡ máu cao là tình trạng có quá nhiều lipid (chất béo) trong máu. Người bệnh sẽ được chẩn đoán nếu có một hoặc cùng lúc nhiều rối loạn sau đây:

  • Cholesterol toàn phần là tổng lượng cholesterol trong máu trên 200 mg/dL (5.2 mmol/L).
  • Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) được gọi là cholesterol xấu trên 100 mg/dL (2.58 mmol/L).
  • Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) được gọi là cholesterol tốt dưới 40 mg/dL (1,03 mmol/L).
  • Triglyceride là lượng chất béo trung tính trong máu trên 150 mg/dL (1,7 mmol/L).

Mỡ máu cao kéo dài là yếu tố gây hình thành các mảng bám tích tụ bên trong mạch máu của cơ thể (xơ vữa động mạch), khiến dòng máu khó lưu thông hơn. Nếu bong tróc mảng xơ vữa sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc và yếu tố nguy cơ?

Phương pháp điều trị mỡ máu cao được chỉ định sẽ tùy thuộc vào:

  • Chỉ số mỡ máu hiện tại của bạn
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ trong tương lai
  • Mục tiêu kiểm soát mỡ máu với tình trạng bệnh lý nền đang mắc phải.

Vậy, mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc? Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nếu bạn:

  • Mức cholesterol LDL từ 190 mg/dL trở lên.
  • Từ 40 đến 75 tuổi, mắc bệnh tiểu đường và có mức cholesterol LDL từ 70 mg/dL trở lên.
  • Từ 40 đến 75 tuổi, có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ từ 5% trở lên trong 10 năm tới và có mức cholesterol LDL từ 70 mg/dL trở lên.
  • Đã thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên nhưng không cải thiện được lượng mỡ trong máu.
  • Đã từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc mắc bệnh động mạch do xơ vữa động mạch
  • Đã đồng mắc đái tháo đường và đánh giá nguy cơ từ trung bình trở lên.

Một số trường hợp cụ thể không nêu trên cũng có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kiểm soát mỡ máu tích cực. Điều quan trọng là bạn nên thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ, kiểm tra các chỉ số mỡ máu và hỏi ý kiến bác sĩ để biết phương pháp điều trị nào là tốt nhất và phù hợp nhất cho bạn.

Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc và các thuốc điều trị mỡ máu cao

Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc thì đa số trường hợp mức cholesterol LDL cao hơn 190 mg/dL là đã có thể dùng thuốc. 

Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc statin?

Các loại thuốc được kê đơn rộng rãi bao gồm:

  • Statin: Thuốc statin làm giảm cholesterol LDL bằng cách làm chậm quá trình sản xuất cholesterol trong gan. Chúng cũng làm tăng khả năng của gan trong việc đào thải cholesterol LDL đã có trong máu. Đồng thời, statin cũng giúp giảm chất béo trung tính và tăng cholesterol HDL có lợi.
  • Ezetimibe (thuốc ức chế hấp thu cholesterol): Thuốc ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong ruột. Đây là loại thuốc điều trị mỡ máu cao không chứa statin được sử dụng phổ biến nhất.
  • Chất cô lập axit mật: Thuốc còn được gọi là chất liên kết axit mật, khiến ruột loại bỏ nhiều cholesterol hơn.
  • Thuốc ức chế PCSK9: Đây là loại thuốc hạ LDL cholesterol mạnh dùng đường tiêm. Chúng làm giảm thụ thể LDL, ngăn hình thành LDL cholesterol. Thuốc được sử dụng cho người mắc chứng tăng cholesterol máu gia đình và những người cần hạ LDL cholesterol tích cực.
  • Thuốc ức chế Adenosine triphosphate-citrate lyase (ACL): Thuốc ức chế ACL hoạt động ở gan để ngăn chặn việc sản xuất cholesterol. Chúng được sử dụng kết hợp với thay đổi lối sống và statin để giảm thêm cholesterol LDL ở người lớn mắc chứng tăng cholesterol máu dị hợp tử có tính chất gia đình và bệnh nhân mắc bệnh tim cần giảm LDL cholesterol tích cực hơn.
  • Fibrate: Fibrate đặc biệt tốt trong việc giảm mức chất béo trung tính và có tác dụng hạ LDL cholesterol nếu ở mức độ tăng nhẹ. Fibrate làm giảm sản xuất chất béo trung tính ở gan, đồng thời, có thể làm tăng khả năng loại bỏ các hạt LDL cholesterol xấu và tăng apoA-I, apoA-II trong gan. Điều này có thể góp phần làm tăng mức cholesterol HDL có lợi.
  • Niacin (axit nicotinic): Đây là một loại vitamin nhóm B có tác dụng hạn chế việc sản xuất mỡ trong máu ở gan. Axit nicotinic làm tăng mức cholesterol HDL tốt đồng thời giảm mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL xấu và chất béo trung tính. Niacin có ở dạng thuốc kê đơn và thực phẩm bổ sung. Không được sử dụng niacin bổ sung trong chế độ ăn uống để thay thế cho niacin theo toa vì có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc, khi được chỉ định dùng thuốc để điều trị bệnh, bạn hãy lưu ý rằng:

  • Uống thuốc cao mỡ máu có hại không thì tất cả các loại thuốc đều có thể gây ra tác dụng phụ, vì vậy hãy thường xuyên thăm khám với bác sĩ để được theo dõi và can thiệp kịp thời.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ một cách cẩn thận.
  • Không tự ý ngừng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ, kể cả khi bạn không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
  • Kết hợp thêm với những thay đổi lối sống như tập thể dục, bỏ thuốc lá, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, hạn chế rượu, ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý

Bạn có thể muốn xem thêm:

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được vấn đề mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc. Mỡ máu cao không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Nếu được chỉ định dùng thuốc điều trị mỡ máu cao, bạn hãy luôn tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ, kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống để kiểm soát tốt chỉ số mỡ trong máu nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cholesterol-Lowering Medicines. https://www.cdc.gov/cholesterol/treating_cholesterol.htm. Ngày truy cập: 09/11/2023

Cholesterol Medications. https://www.heart.org/en/health-topics/cholesterol/prevention-and-treatment-of-high-cholesterol-hyperlipidemia/cholesterol-medications. Ngày truy cập: 09/11/2023

Antihyperlipidemic. https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/antihyperlipidemic. Ngày truy cập: 09/11/2023

Hyperlipidemia. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21656-hyperlipidemia. Ngày truy cập: 09/11/2023

Cholesterol Numbers and What They Mean. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11920-cholesterol-numbers-what-do-they-mean. Ngày truy cập: 09/11/2023

Medicines for high cholesterol. https://www.nhs.uk/conditions/high-cholesterol/medicines-for-high-cholesterol/. Ngày truy cập: 09/11/2023

High cholesterol. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/diagnosis-treatment/drc-20350806. Ngày truy cập: 09/11/2023

Rối loạn chuyển hóa lipid máu https://vncdc.gov.vn/roi-loan-chuyen-hoa-lipid-mau-nd14588.html Ngày truy cập: 09/11/2023

Phiên bản hiện tại

20/11/2024

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Cập nhật bởi: Dang Tran


Bài viết liên quan

Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không?

11 cách làm giảm mỡ máu trong 6 tuần hiệu quả không ngờ


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 3 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo