backup og meta

Sức khỏe đường ruột: Biểu hiện xấu và cách cải thiện

Sức khỏe đường ruột: Biểu hiện xấu và cách cải thiện

Tầm quan trọng của sức khỏe đường ruột đối với sức khỏe của con người là chủ đề ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn trong cộng đồng y khoa. Nhiều nghiên cứu trong các thập kỷ qua đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết của sức khỏe đường ruột với hệ miễn dịch, sức khỏe tinh thần, bệnh tự miễn, rối loạn nội tiết, tình trạng da và ung thư.

Một trong những yếu tố quyết định đến sức khỏe đường ruột chính là hệ vi sinh vật đường ruột. Mỗi người trưởng thành khỏe mạnh có khoảng 200 loài vi khuẩn, virus và nấm trong đường ruột. Trong đó, có những loài có hại nhưng cũng có nhiều loài có lợi, thậm chí là rất cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh.

6 dấu hiệu cho thấy sức khỏe đường ruột đang suy yếu

trào ngược axit là biểu hiện xấu của sức khỏe đường ruột

Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đường ruột như căng thẳng, thiếu ngủ, chế độ ăn không lành mạnh, lạm dụng thuốc kháng sinh… Khi hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng, bạn có thể có các biểu hiện như: 

1. Thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa

Khi số lượng vi sinh vật có lợi này bị sụt giảm, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (IBS) và các vấn đề sức khỏe khác. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài không chỉ khiến cơ thể bị suy nhược, thiếu hụt dinh dưỡng do kém hấp thu mà còn suy giảm sức đề kháng, làm suy yếu khả năng miễn dịch và dẫn đến hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm như viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng mãn tính, bệnh lỵ… 

2. Thèm đồ ngọt bất thường

đồ ngọt gây mụn

Ăn quá nhiều đường có thể khiến số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột quá nhiều. Ngoài ra, những thực phẩm nhiều đường, đặc biệt là đường fructose trong các loại siro thường có  liên quan đến tình trạng viêm trong cơ thể và có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

3. Thay đổi cân nặng không chủ ý

Sức khỏe đường ruột kém có thể khiến bạn tăng cân hoặc giảm cân bất thường. Nguyên nhân được lý giải là khi đường ruột bị mất cân bằng, cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, tích trữ chất béo và điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó khiến cân nặng bị ảnh hưởng.

4. Rối loạn giấc ngủ hoặc mệt mỏi thường xuyên

Đường ruột không khỏe là một trong những yếu tố gây rối loạn giấc ngủ. Lúc này, bạn có thể thường bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Theo thời gian, tình trạng này khiến bạn bị mệt mỏi mãn tính.

Ngoài ra, phần lớn hormone serotonin (có ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ) được sản xuất ở ruột. Vì thế, sự tổn thương đường ruột sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tâm trạng của bạn.

5. Da dễ bị kích ứng

Những tình trạng kích ứng da như vảy nến có liên quan đến sức khỏe đường ruột. Mặt khác, viêm ruột do chế độ ăn uống kém hoặc dị ứng thực phẩm có thể làm tăng các yếu tố gây kích ứng da.

6. Khả năng miễn dịch kém

Tác hại của việc thiếu ngủ ảnh hưởng hệ miễn dịch

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các bằng chứng về ảnh hưởng của sức khỏe đường ruột đối với hệ miễn dịch. Hầu hết kết quả của các nghiên cứu đều cho rằng đường ruột không khỏe mạnh có thể làm tăng nguy cơ viêm và thay đổi nguyên tắc hoạt động của hệ thống miễn dịch. Điều này có thể gây ra các bệnh tự miễn, loại bệnh xảy ra khi các tế bào trong hệ miễn dịch tự tấn công chính nó thay vì tấn công những tác nhân gây hại cho sức khỏe.

7 điều cần làm để nâng cao sức khỏe đường ruột

Bài tập cho người bệnh tim chạy bộ

1. Giảm thiểu căng thẳng

Căng thẳng mãn tính có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn, bao gồm cả đường ruột. Do đó, bạn có thể thử một số cách giúp giảm căng thẳng như:

  • Ngồi thiền
  • Đi bộ
  • Xoa bóp
  • Dành thời gian cho gia đình, bạn bè, thú cưng
  • Xông tinh dầu
  • Hạn chế đồ uống có cồn
  • Cười đùa
  • Tập yoga

2. Ngủ đủ giấc

Ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ không đảm bảo có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề về giấc ngủ khác.

Một giấc ngủ liên tục từ 7- 8 giờ mỗi đêm sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe đường ruột. Nếu bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ, hãy đi khám để được xác định nguyên nhân và tìm cách xử lý phù hợp.

3. Ăn chậm

Giúp bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng dinh dưỡng

Ăn chậm, nhai kỹ là cách có thể giúp bạn giảm bớt nguy cơ béo phì, tiểu đường và giúp bạn có những lựa chọn về món ăn tốt hơn. Việc này cũng giúp bạn hạn chế cảm giác khó chịu cho đường tiêu hóa và đảm bảo duy trì đường ruột khỏe.

4. Uống đủ nước

Uống nhiều nước được cho là có liên quan đến sự đa dạng của các loại vi khuẩn trong đường ruột. Một nghiên cứu năm 2022 đã chỉ ra rằng những người uống nhiều nước sẽ có ít các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa hơn. Ngoài ra, việc uống đủ nước cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa táo bón và là cách đơn giản để thúc đẩy sức khỏe đường ruột.

5. Bổ sung prebiotic và probiotic

Bổ sung prebiotic và probiotic vào chế độ ăn có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Prebiotic là một loại chất xơ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Trong khi đó, probiotic là vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột.

Tuy nhiên, những người gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc có sức đề kháng kém không nên bổ sung. Mặt khác, không phải tất cả các sản phẩm bổ sung probiotic đều tốt và thực sự mang đến lợi ích cho sức khỏe đường ruột. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi muốn bổ sung.

6. Kiểm tra tình trạng không dung nạp thực phẩm

Polyphenol chăm sóc sức khỏe tinh thần

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, trào ngược axit… rất có thể bạn đang mắc chứng không dung nạp thực phẩm. Không dung nạp thực phẩm xảy ra khi cơ thể không thể phân hủy một loại thực phẩm hoặc một thành phần cụ thể nào đó. Ví dụ như không dung nạp lactose, nghĩa là thiếu hụt enzyme khiến cơ thể không thể phân hủy được đường từ sữa.

Trong trường hợp nghi ngờ mình gặp phải tình trạng này, bạn hãy thử loại bỏ những thực phẩm mà bạn cho rằng nó làm kích hoạt triệu chứng để xem tình hình có được cải thiện hay không. Khi đã xác định và loại bỏ được “thủ phạm” gây chứng không dung nạp thực phẩm, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực của sức khỏe đường ruột.

7. Điều chỉnh chế độ ăn

Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, nhiều đường, nhiều chất béo sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe đường ruột.

Bên cạnh đó, bạn hãy tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể góp phần tạo nên hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Ngoài ra, một chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng – polyphenol cũng giúp tác động tích cực đến đường ruột của bạn như:

  • Rau củ
  • Trái cây
  • Trà, cafe, rượu vang.

Trên đây là những thông tin về 7 cách nâng cao sức khỏe đường ruột Hello Bacsi đã chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng chúng đem đến những thông tin hữu ích.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Unhealthy gut https://www.healthline.com/health/gut-health Ngày truy cập: 25-3-2020

Exploring the role of gut bacteria in digestion phys.org/news/2010-08-exploring-role-gut-bacteria-digestion.html Ngày truy cập: 25-3-2020

Food problems: Is it an allergy or intolerance? my.clevelandclinic.org/health/diseases/10009-food-problems-is-it-an-allergy-or-intolerance Ngày truy cập: 25-3-2020

Unhealthy gut: https://www.healthline.com/health/gut-health. Ngày truy cập: 25/3/2020.

Food problems: Is it an allergy or intolerance? my.clevelandclinic.org/health/diseases/10009-food-problems-is-it-an-allergy-or-intolerance. Ngày truy cập: 25/3/2020

Tất tần tật từ [A-Z] về nước ion kiềm giàu hydro tốt cho sức khỏe https://syt.baclieu.gov.vn/-/nuoc-dien-giai-ion-kiem. Ngày truy cập: 17/01/2023

Alkaline Water: Benefits and Risks https://www.healthline.com/health/food-nutrition/alkaline-water-benefits-risks. Ngày truy cập: 17/01/2023 

10 Signs of an Unhealthy Gut https://www.frederickhealth.org/news/2021/july/10-signs-of-an-unhealthy-gut/ Ngày truy cập: 17/01/2023

6.The Gut-Brain Axis: Influence of Microbiota on Mood and Mental Health https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6469458/ Ngày truy cập 18/01/2023

Skin Manifestations of Inflammatory Bowel Disease https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3273725/ Ngày truy cập 18/01/2023

Autoimmune Diseases https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21624-autoimmune-diseases Ngày truy cập: 18/01/2023

Get To Know Your Gut Microbiota https://nutriweb.org.my/probiotics/3-1.html# Ngày truy cập: 13/04/2022

Bacillus As Potential Probiotics: Status, Concerns, and Future Perspectives https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fmicb.2017.01490/full Ngày truy cập: 13/04/2022

Phiên bản hiện tại

09/05/2024

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 09/05/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo