backup og meta

U máu trong gan, xét nghiệm ngay kẻo gặp biến chứng

U máu trong gan, xét nghiệm ngay kẻo gặp biến chứng

U máu trong gan là gì? Bài viết sau sẽ trang bị cho bạn những điều cần biết về căn bệnh đặc biệt này, cũng như các biện pháp chữa trị cần thiết.

Những điều cần biết về u máu trong gan

U máu trong gan là một cuộn các mạch máu nằm trong hoặc trên bề mặt gan. U thường không gây khó chịu và không gây ra các triệu chứng. Do vậy, chúng thường chỉ được phát hiện khi bạn làm xét nghiệm một bệnh lý khác.

U máu trong gan không phải ung thư và sẽ không gây ra ung thư. Những u này thường có kích thước khoảng 4cm. Trong một số trường hợp, u có kích thước lớn hơn nhiều. Phụ nữ mang thai hoặc những người sử dụng estrogen thay thế có nguy cơ phát triển u này cao hơn. Estrogen được cho là tác nhân làm phát triển loại u máu này. U lớn hơn sẽ gây ra những triệu chứng cụ thể.

Thông thường, bạn sẽ chỉ có một khối u máu trong gan. Tuy nhiên, có những trường hợp, bác sĩ phát hiện nhiều u máu cùng một lúc ở gan.

Nguyên nhân và nguy cơ bị u máu trong gan

Các chuyên gia không chắc chắn tại sao mạch máu nhóm lại với nhau tạo thành u. Tuy nhiên, họ đều nhất trí rằng, tình trạng này có khả năng là do bẩm sinh, nghĩa là chúng được di truyền qua các thế hệ.

Hầu hết u máu trong gan được chẩn đoán ở những bệnh nhân trong độ tuổi từ 30–50.

Phụ nữ dễ gặp u máu trong gan hơn nam giới. Những phụ nữ điều trị bằng hormone (liệu pháp hormone) để tăng mức độ estrogen có nguy cơ cao mắc phải.

Triệu chứng của u máu trong gan là gì?

Trong hầu hết các trường hợp, u máu trong gan không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bị chấn thương hoặc thay đổi trong hàm lượng estrogen, các triệu chứng sẽ xuất hiện.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau ở phía trên, bên phải của bụng;
  • Ăn ít nhưng cảm thấy no;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Biếng ăn.

U máu trong gan khiến bạn sụt cân do mất cảm giác ngon miệng. Nếu gặp các triệu chứng này, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Chẩn đoán u máu trong gan như thế nào?

Đối với những người không biểu hiện triệu chứng, u máu trong gan thường không được phát hiện cho đến khi vô tình được tìm thấy trong quá trình xét nghiệm các bệnh khác.

U máu trong gan thường được phát hiện bằng xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ (chụp MRI), hoặc chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon (SPECT). Những xét nghiệm hình ảnh cho phép bác sĩ quan sát các chi tiết phức tạp của gan và các cấu trúc xung quanh. Nếu bác sĩ quan sát vấn đề ở gan sẽ có khả năng phát hiện.

Các phương pháp điều trị u máu trong gan

Hầu hết các trường hợp không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu u lớn hay gây ra triệu chứng thì nên thực hiện phẫu thuật cắt bỏ. Nếu u gây đau hoặc tổn thương đáng kể đến gan thì bác sĩ sẽ quyết định loại bỏ toàn bộ phần đã bị tổn thương.

U sẽ phát triển nếu có nhiều máu chảy đến và tích tụ. Trong trường hợp này, bác sĩ thắt lại động mạch chính cung cấp máu cho u. Các khu vực xung quanh gan vẫn nhận được máu từ động mạch khác và vẫn khỏe mạnh. Phẫu thuật này gọi là thắt động mạch gan.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào phần u trong gan để ngăn chặn sự cung cấp máu, gọi là thuyên tắc động mạch.

Trong trường hợp cực kỳ hiếm, bạn cần phẫu thuật ghép gan. Điều này chỉ xảy ra trong trường hợp các khối u rất lớn hoặc quá nhiều và các biện pháp điều trị trên không có tác dụng.

Trong trường hợp cực kỳ hiếm, xạ trị cũng được sử dụng để thu nhỏ khối u.

U máu trong gan gây ra biến chứng gì?

U máu trong gan hiếm khi gây ra các biến chứng. Các biến chứng có khả năng phát sinh trong các trường hợp sau:

Nếu bạn đang mang thai, đang sử dụng liệu pháp hormone hoặc có bệnh gan, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để giảm nguy cơ phát triển biến chứng.

Hệ quả lâu dài

Hầu hết các trường hợp u máu này không gây ra vấn đề lâu dài nào cho sức khỏe sau này. Những trường hợp rất hiếm cần ghép gan. Những người cần ghép gan phải dùng thuốc trong suốt phần đời còn lại để giữ cho cơ thể không đào thải gan được ghép. Bác sĩ sẽ theo dõi để ngăn chặn những rủi ro này.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hemangioma. (n.d.). Nemours Kids Health http://kidshealth.org/kid/word/h/word_hemangioma.html Ngày truy cập 15/06/2017

Hepatic Hemangioma. (2009).Scripps Health http://www.scripps.org/articles/3212-hepatic-hemangioma Ngày truy cập 15/06/2017

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Mai Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Người bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo