backup og meta

Uống thuốc viêm đường tiết niệu đi tiểu màu xanh là vì sao?

Uống thuốc viêm đường tiết niệu đi tiểu màu xanh là vì sao?

Bạn đọc hỏi: Tôi bị viêm đường tiết niệu, mới đi khám và được bác sĩ kê đơn thuốc. Tôi mới uống một liều đi tiểu thấy nước có màu xanh da trời. Không biết uống thuốc viêm đường tiết niệu đi tiểu màu xanh là sao ạ? Cơ thể tôi không hấp thụ thuốc hay bệnh nặng hơn? Tôi xin cảm ơn!

Ngô Ngọc Linh (38 tuổi)

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn!

Với câu hỏi: Nước tiểu màu xanh sau khi uống thuốc viêm đường tiết niệu có phải cơ thể không hấp thụ thuốc hay bệnh trở nặng, bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn – Khoa Ngoại Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang giải đáp như sau:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bác sĩ!

Đầu tiên thông tin bạn đưa ra cho bác sĩ, thì nghĩ nhiều các loại thuốc có tên là: Midasol, Domitazol, Tanamisolblue, Milacol Blue F, Mictasol Bleu, Micfasol Blue, Doxycycline…. Đây là các thuốc có màu xanh. Nguyên nhân là do thành phần thuốc có chứa Methylen hoặc Methylthioninium, làm cho nước tiểu có màu xanh đặc trưng sau khi uống thuốc. 

Đa số các thuốc có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn khi đi qua đường tiết niệu, từ đó hỗ trợ cho việc điều trị nhiễm trùng tiểu. Vì thế, việc uống thuốc viêm đường tiết niệu đi tiểu màu xanh không phải là do cơ thể không hấp thu hay bệnh nặng hơn, mà do các thành phần kể trên hòa vào nước tiểu. 

Tuy nhiên về việc đánh giá tình trạng bệnh phải dựa vào các triệu chứng nhiễm trùng tiểu có thuyên giảm hay tăng lên. Vì vậy, bạn không cần lo lắng việc nước tiểu màu xanh sau khi uống thuốc. Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên uống thuốc đủ liệu trình đã được kê đơn, sau đó tái khám theo lịch hẹn để gặp trực tiếp bác sĩ điều trị nhé! 

Chúc bạn mau khỏe!

>> Bạn có thể xem thêm các bài viết:

Người bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Trân trọng!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phenazopyridine https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682231.html Ngày truy cập: 22/02/2022

Hyoscyamine; Methenamine; Methylene Blue; Phenyl; Sodium Biphosphate Oral https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/19782-hyoscyamine-methenamine-methylene-blue-phenyl-sodium-biphosphate-oral Ngày truy cập: 22/02/2022

Atropine, Hyoscyamine, Methenamine, Methylene Blue, Phenyl Salicylate, And Benzoic Acid (Oral Route) https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/atropine-hyoscyamine-methenamine-methylene-blue-phenyl-salicylate-and-benzoic-acid-oral-route/side-effects/drg-20061535?p=1 Ngày truy cập: 22/02/2022

Phiên bản hiện tại

29/12/2023

Tác giả: Lương Lan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng tiểu ở nữ: Cần biết gì để điều trị và phòng ngừa hiệu quả?

Xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 29/12/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo