backup og meta

Những triệu chứng của bệnh đa xơ cứng

Những triệu chứng của bệnh đa xơ cứng

Đa xơ cứng là bệnh làm rối loạn hệ thống miễn dịch, có nghĩa là khi bị bệnh này, hệ thống miễn dịch vốn được thiết kế để giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh lại tấn công nhầm vào các bộ phận quan trọng của cơ thể. Điều đó dẫn đến lớp vỏ bảo vệ của các tế bào thần kinh bị tổn thương, gây suy giảm chức năng não và tủy sống.

Đa xơ cứng là một bệnh có triệu chứng khó lường và thay đổi theo cường độ. Bệnh nhẹ thì cảm thấy mệt mỏi và tê liệt, còn các trường hợp nặng sẽ làm liệt, giảm thị lực và suy giảm chức năng não.

Những dấu hiệu ban đầu của bệnh đa xơ cứng bao gồm:

  • Các vấn đề về thị lực
  • Ngứa ran và tê
  • Đau và co thắt
  • Yếu hoặc mệt mỏi
  • Mất cân bằng hoặc chóng mặt
  • Rối loạn chức năng bàng quang
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Rối loạn chức năng nhận thức

Các triệu chứng bệnh đa xơ cứng

1. Các vấn đề về thị lực

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đa xơ cứng là viêm thần kinh thị giác gây mờ mắt, hoa mắt hoặc thậm chí mất thị lực.

Các vấn đề về thị lực này thường không được nhận thấy ngay lập tức, vì đa xơ cứng ảnh hưởng đến tầm nhìn rất chậm.

Nếu thấy đau mắt khi nhìn lên hoặc nhìn sang hai bên, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

2. Ngứa ran và tê

Triệu chứng đa xơ cứng

Đa xơ cứng ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong não và tủy sống. Khi bị đa xơ cứng, các tín hiệu mà não và tủy sống gửi đến các bộ phận của cơ thể có thể trở nên khó khăn hoặc biến mất hoàn toàn, dẫn đến tê liệt.

Cảm giác ngứa ran và tê là một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của đa xơ cứng. Khi xuất hiện triệu chứng trên, người bệnh có cảm giác bỏng rát hoặc cảm thấy như có con gì bò trong da ở vùng mặt, cánh tay và chân.

3. Đau và co thắt

Đau mãn tính và co thắt các cơ bắp cũng xuất hiện trong đa xơ cứng. Những nơi bị ảnh hưởng thường là ở chân tay, cơ bắp và đặc biệt phần lưng.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Đa xơ cứng quốc gia Mỹ, trong 100 người bị đa xơ cứng thì có đến 50 người bị đau mãn tính kèm theo co thắt không cố định hoặc cứng ở cơ.

4. Yếu và mệt mỏi

Có khoảng 80% người mắc đa xơ cứng giai đoạn đầu cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân và yếu đi.

Mệt mỏi xảy ra khi các dây thần kinh trong cột sống xấu đi do bị đa xơ cứng phá hủy. Thông thường, chúng xuất hiện đột ngột và kéo dài trong nhiều tuần, làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động hàng ngày và sẽ không giảm bớt ngay cả bạn nghỉ ngơi hoặc đi ngủ.

5. Mất cân bằng và chóng mặt

Mất cân bằng và chóng mặt

Chóng mặt và mất cân bằng có thể làm giảm khả năng vận động của người bị đa xơ cứng. Những người bị đa xơ cứng thường cảm thấy lâng lâng, chóng mặt hoặc như thể môi trường xung quanh họ đang quay cuồng. Triệu chứng này thường xảy ra khi bạn đứng lên.

6. Rối loạn chức năng bàng quang và ruột

Rối loạn chức năng bang quang ảnh hưởng đến 80% người bị đa xơ cứng, bao gồm đi tiểu thường xuyên, hay tiểu khó và thậm chí là đái dầm do không có khả năng giữ nước tiểu. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể kiểm soát được. Ngoài ra, người bị đa xơ cứng cũng có thể bị táo bón, tiêu chảy hay mất kiểm soát ruột.

7. Rối loạn chức năng tình dục

Kích thích tình dục cũng là một vấn đề đối với những người bị đa xơ cứng, nguyên nhân là do bệnh đa xơ cứng tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương của người bệnh.

8. Rối loạn chức năng nhận thức

Khoảng một nửa số người bị đa xơ cứng sẽ phát triển các vấn đề về chức năng nhận thức của họ, bao gồm:

  • Giảm trí nhớ
  • Mất tập trung
  • Khó nói

9. Thay đổi cảm xúc

Đa xơ cứng sẽ làm cho người bệnh khó chịu, thay đổi tâm trạng dẫn đến trầm cảm hoặc hiệu ứng pseudobulbar (khóc và cười không kiểm soát).

Việc đối phó với các triệu chứng của đa xơ cứng cũng khiến cho trầm cảm và các rối loạn cảm xúc khác trở nên trầm trọng hơn.

10. Các triệu chứng khác

Không phải tất cả người bệnh bị đa xơ cứng sẽ có các triệu chứng giống nhau. Triệu chứng của bệnh sẽ thay đổi tùy thuộc và mức độ nặng nhẹ của bệnh hay những lần tái phát.

Ngoài những triệu chứng được đề cập ở trên, đa xơ cứng cũng sẽ gây ra:

  • Mất thính lực
  • Co giật
  • Rung không kiểm soát
  • Khó thở
  • Nói lắp
  • Khó nuốt

Bệnh đa xơ cứng có di truyền không?

Đa xơ cứng không di truyền. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có người thân bị đa xơ cứng. Ví dụ: Một người bình thường sẽ có 0,1% cơ hội phát triển bệnh đa xơ cứng. Nhưng con số này sẽ nhảy vọt lên 2,5–5% nếu họ có anh, chị, em hoặc cha, mẹ bị bệnh này.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán đa xơ cứng, bao gồm:

  • Khám thần kinh: bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng thần kinh có bị suy yếu
  • Khám mắt: đánh giá thị lực và kiểm tra các bệnh về mắt
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xem các hình ảnh cắt ngang của não và tủy sống
  • Chọc dò tủy sống: lấy cây kim dài đâm vào cột sống để kiểm tra dịch não tủy bên trong.

Bệnh đa xơ cứng có thể kéo dài một vài tuần và sau đó biến mất. Tuy nhiên, khi bệnh tái phát thì sẽ trở nên tồi tệ và khó dự đoán hơn. Phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa đa xơ cứng tiến triển nhanh chóng.

Lời khuyên: Cách phòng ngừa tốt nhất chống lại đa xơ cứng là gặp bác sĩ ngay lập tức sau khi có các dấu hiệu cảnh báo đầu tiên về bệnh. Điều đặc biệt quan trọng là bạn nên đi khám ngay nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh đa xơ cứng.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

16 Early Symptoms of Multiple Sclerosis

https://www.healthline.com/health/multiple-sclerosis/early-signs#diagnosis

Ngày truy cập: 25/04/2019

Early Signs & Common Symptoms of Multiple Sclerosis (MS)

https://www.webmd.com/multiple-sclerosis/multiple-sclerosis-symptoms#1

Ngày truy cập: 25/04/2019

15 MS Symptoms In Women That Shouldn’t Be Ignored

https://www.womenshealthmag.com/health/a19996617/7-early-signs-of-ms-to-know-about/

Ngày truy cập: 25/04/2019

Phiên bản hiện tại

07/08/2020

Tác giả: Cẩm Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dung Nguyễn


Bài viết liên quan

Giải pháp giúp người rối loạn tiền đình kiểm soát các triệu chứng hiệu quả

Chóng mặt do rối loạn tiền đình khi nào cần đi khám và dùng thuốc ra sao?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Cẩm Quyên · Ngày cập nhật: 07/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo