backup og meta

Xương đòn vai là gì? Cấu tạo và chức năng

Xương đòn vai là gì? Cấu tạo và chức năng

Xương đòn vai (xương quai xanh) là một trong những xương dài của cơ thể và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà xương này thường dễ bị viêm, lệch hoặc trật khớp gây ra đau đớn và nhiều triệu chứng khác. Trong bài viết này, Hellobacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu về cấu tạo, chức năng và cũng như là một số vấn đề thường gặp ở xương quai xanh. 

Xương đòn vai là xương gì? 

Xương đòn vai (xương quai xanh) là xương dài, có hình dạng cong cong như chữ S giúp nối cánh tay với cơ thể. Xương đòn nằm ở đâu? Vị trí của xương đòn nằm giữa bả vai và xương ức, ở phía trên cùng của lồng ngực. Mỗi bên trái, phải đều có xương đòn. Chúng nằm cân xứng với nhau để hỗ trợ và kết nối các khớp xương, đồng thời, giữ cho xương bả vai ở đúng vị trí khi cơ thể di chuyển.

xương đòn vai

Ở ngoài nhìn vào, xương nằm ngang, có thể nhìn thấy và sờ vào nên thường được đánh giá là điểm nhấn của cơ thể con người, đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên, do vị trí và vai trò của nó trong chuyển động của vai nên xương đòn rất dễ bị chấn thương. Những chấn thương này thường gặp ở các môn thể thao tiếp xúc, té ngã (cụ thể là khi bạn đưa tay ra để đỡ khi ngã) và chấn thương như tai nạn ô tô. Đôi khi, trẻ sơ sinh cũng có thể chấn thương xương đòn khi sinh.

Giải phẫu xương đòn vai: Cấu tạo

Xương đòn vai được hình thành từ các lớp tế bào và protein. Chúng thường có lớp vỏ cứng bên ngoài và lớp bên trong là các mô xương xốp. Cấu tạo của xương bao gồm các phần:

  • Các cơ
  • Các khớp nối
  • Các phần xương: Đầu giữa, đầu bên, trục

cấu tạo xương đòn vai

1. Các cơ

Cơ bên dưới xương đòn nắm vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự cử động của xương đòn. Bắt nguồn từ xương sườn đầu tiên, kéo dài và gắn vào phần bên dưới của xương đòn nên khi cơ bên dưới co lại thì dây thần kinh điều khiển hạch dưới đòn khiến xương di chuyển theo ý muốn. 

Các cơ gắn vào xương đòn: cơ hình thang, cơ delta, cơ ức đòn chũm. Khi các cơ này kết hợp với nhau sẽ giữ xương đòn ở đúng vị trí và tạo nên các chuyển động đa hướng. 

2. Các khớp nối xương đòn vai

Xương đòn nối với xương bả vai và xương ức để tạo thành hai khớp ở hai đầu xương, cụ thể là:

  • Khớp acromioclavicular (AC) (khớp cùng đòn): Khớp acromioclavicular hình thành giữa acromion (mỏm cùng) của xương bả vai và xương đòn ở đỉnh vai, được giữ với nhau bởi dây chằng.
  • Khớp xương ức (khớp ức đòn): Khớp ức đòn hình thành giữa xương ức và xương đòn ở phía trước ngực và được hỗ trợ giữ đúng vị trí bởi dây chằng sườn đòn.

3. Các phần xương

Đầu giữa (kết thúc trung gian)

Đầu giữa còn được gọi là đầu xương ức. Cấu trúc xương có hình tứ giác, khớp với rãnh xương đòn của xương ức và tạo nên khớp xương ức. Ngoài ra, để khớp với sụn, bề mặt của khớp xương ức mở rộng đến khía cạnh thấp hơn. 

Trục (gồm vùng giữa và vùng bên)

Vùng giữa còn được gọi là vùng xương ức và chiếm diện tích khoảng ⅔ trục xương nên được gọi là xương đòn dài nhất.

Vùng bên có diện tích mỏng nhất nhưng kích thước rộng nhất. Bao gồm hai bề mặt và hai đường viền. 

Đầu bên

Đầu bên có kích thước hơi dẹt. Khía cạnh của nó hợp với khớp vai tạo nên khớp xương đòn. Ngoài ra, phần đính kèm vào bao khớp từ vùng xung quanh khớp giúp cố định xương. Cấu tạo của phần đầu bên khá đặc biệt, đường viền sau lồi về phía sau, đường viền trước thì lõm về phía trước. 

Chức năng xương đòn vai

Xương đòn có vai trò nối vai với phần còn lại của xương, cho phép tăng phạm vị chuyển động của vai và bảo vệ cánh tay nhờ phân tán lực tác động. Mức độ chuyển động của xương đòn thường là nâng lên và hạ xuống (theo chuyển động lên xuống), kéo ra và rút lại (theo chuyển động tiến lùi). 

Bên cạnh đó, xương đòn vai còn có chức năng:

  • Liên kết phần chi trên vào thân
  • Truyền lực từ phần chi trên tới bộ xương trục
  • Tạo ra phạm vi chuyển động cho xương bả vai tự do di chuyển
  • Bảo vệ các cấu trúc mạch máu thần kinh bên dưới và cung cấp máu cho phần chi trên

Các vấn đề thường gặp ở xương đòn vai

1. Gãy xương đòn vai 

Đây là tai nạn thường gặp ở khu vực vùng vai với nguyên nhân chủ yếu đến từ tai nạn giao thông, té ngã đập vai, chống tay. Xương có thể gãy ở nhiều vị trí nhưng trong đó, vị trí ⅓ giữa là điển hình nhất hoặc gãy ngang (gãy thành 2 đoạn) hoặc gãy từng mảnh, nứt xương. Tổn thương có thể đơn thuần là gãy xương nhưng cũng có thể gây ra chấn thương cho các vùng cơ quan khác như màng phổi, mạch máu, tổn thương thần kinh,…

Các biểu hiện thường thấy của bệnh:

  • Căng cứng cơ vùng gãy
  • Xương biến dạng
  • Có tiếng kêu khi xương gãy
  • Xuất hiện bầm tím hoặc sưng ở vị trí gãy
  • Khó khăn trong việc cử động cánh tay sinh hoạt hàng ngày
  • Đau nhức nghiêm trọng ở vị trí gãy và mức độ đau tăng dần theo thời gian

chấn thường xương đòn vai

2. Bong gân 

Khi các dây chằng giữ xương bị giãn căng quá mức khiến chúng bị rách, đứt sẽ xảy ra tình trạng bong gân. Thông thường, tình trạng này xảy ra do người bệnh bị té ngã với tay dang rộng hoặc có vật cứng tác động trực tiếp vào xương đòn. Ngoài ra, một số tình huống với lực quá mạnh tác động vào xương có thể khiến người bệnh vừa bong gân, vừa xảy ra trật khớp hoặc đứt dây chằng khiến khớp xương đòn vai mất tính ổn định và linh hoạt. 

Các biểu hiện thường thấy của bệnh:

  • Khớp không ổn định
  • Đau nhức lan rộng ra toàn vai
  • Khó khăn trong việc cử động vai hoặc cánh tay
  • Sưng và bầm tím xung quanh khu vực bong gân

3. Trật khớp xương đòn vai

Trật khớp xương khi xương đòn bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, đầu xương bị đẩy ra khỏi khớp xương ức hoặc khớp xương đòn, hay còn gọi là trật khớp xương ức hoặc chấn thương tách vai. Nguyên nhân thường đến từ việc người bệnh bị ngã hoặc có lực lớn tác động trực tiếp vào vai.

Các biểu hiện thường thấy của trật khớp xương:

  • Sưng tấy
  • Đau đớn
  • Không thể cử động vai
  • Bầm tím lan rộng cả vai
  • Biến dạng ở vị trí bị lệch

4. Tiêu xương đòn xa 

Tiêu xương đòn xa là tình trạng viêm hoặc kích thích phần xa, hay phần cuối, của xương đòn, có thể là ngay tại khớp xương. Khi có lực lớn tác động nhiều lần và liên tục lên một phần diện tích nhỏ của xương đòn khiến xương bị phá vỡ. Tốc độ phá hủy nhanh hơn tốc độ phục hồi tế bào xương của cơ thể nên tình trạng tiêu xương đòn sẽ xảy ra. 

Các biểu hiện thường thấy của bệnh:

  • Viêm, sưng tấy ở khu vực ảnh hưởng
  • Đau nhói, đau nghiêm trọng khi cử động vai
  • Cảm giác đau âm ỉ ngay cả khi nghỉ ngơi, không hoạt động vai

5. Viêm khớp Acromioclav Acid (AC)

Viêm khớp Acromioclav Acid (AC) cũng có tên gọi khác là viêm khớp trong xương đòn (khớp cùng đòn). Khi khớp xương đòn phải vận động quá nhiều sẽ khiến đĩa sụn và bao khớp bị hỏng và dẫn đến viêm thoái hóa, cuối cùng là tiêu xương đòn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là do chấn thương, viêm khớp nhiễm trùng,…  Cơn đau do viêm khớp AC gây ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động bình thường của người bệnh và làm tăng nguy cơ gây cứng khớp. 

Các biểu hiện thường thấy của bệnh: 

  • Đau âm ỉ ở vai
  • Cơn đau lan lên cổ hoặc xuống cánh tay, tùy từng trường hợp
  • Đau nghiêm trọng khi cử động vai nhưng lại giảm khi nghỉ ngơi

Ngoài ra, một số bệnh lý thường gặp ở xương đòn vai có thể kể đến như:

  • Ung thư xương
  • Viêm xương tủy
  • Viêm xương khớp
  • Hội chứng lối thoát ngực

Tuy nhiên, nếu không xác định rõ được nguyên nhân vấn đề nhưng phần bả vai, phần xương đòn có những triệu chứng dưới đây thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị: 

  • Sưng tấy
  • Có vết bầm tím
  • Sờ vào thấy khối u hoặc vết sưng gần xương đòn
  • Không có khả năng nâng cánh tay hoặc cầm, nắm đồ dùng

Làm sao để giữ xương đòn vai luôn khỏe mạnh?

Để giữ xương đòn vai, cũng như là hệ thống xương trong cơ thể luôn luôn khỏe mạnh thì bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Tập thể dục hàng ngày, ví dụ như đi bộ, chạy bộ hoặc chơi tennis ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần để tăng sự dẻo dai cho các khớp và dây chằng
  • Hạn chế mang vác vật nặng trong thời gian dài 
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và canxi để duy trì chức năng chắc khỏe của xương
  • Nâng tạ hoặc tập các bài tập sức đề kháng khác (cường độ và tần suất vừa phải) để tăng cường sức khỏe cho xương
  • Ngăn ngừa té ngã bằng cách thận trọng khi đi cầu thang và loại bỏ các nguy cơ vấp ngã
  • Không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu
  • Mang đồ bảo hộ khi tham gia các môn thể thao tiếp xúc (ví dụ như miếng đệm vai) và các hoạt động thể chất khác như đạp xe (mũ bảo hiểm)

Xương đòn vai đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển động của vai và cánh tay. Vì rất mỏng và sát da nên xương đòn là một trong những xương thường dễ bị gãy và trật khớp nhất. Thời gian lành có thể lên đến vài tháng. Nếu gặp các vấn đề về chấn thương hoặc bị đau ở vùng xương đòn, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Clavicle. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK525990/. Ngày truy cập 20/11/2023

Clavicle. https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/clavicle. Ngày truy cập 20/11/2023

Clavicle. https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/clavicle-fracture-broken-collarbone/. Ngày truy cập 20/11/2023

Clavicle. https://radiopaedia.org/articles/clavicle. Ngày truy cập 20/11/2023

Clavicle. https://my.clevelandclinic.org/health/body/16877-clavicle. Ngày truy cập 20/11/2023

Phiên bản hiện tại

28/12/2023

Tác giả: Lê Phương Thảo

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Người bị gãy xương đòn nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chữa lành vết gãy?

Biến chứng gãy xương đòn là gì, có nguy hiểm không?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh

Chỉnh hình · Phòng khám DayCare - DayCare Clinic&Spa


Tác giả: Lê Phương Thảo · Ngày cập nhật: 28/12/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo