backup og meta

Tetany

Tetany

Tìm hiểu chung

Tetany là bệnh gì?

Tetany là một triệu chứng đặc trưng bởi chuột rút cơ, co thắt hoặc run. Những hành động lặp đi lặp lại này của các cơ xảy ra khi sự co thắt cơ không kiểm soát được. Chuột rút cơ liên quan đến tetany có thể kéo dài và gây đau đớn.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tetany?

Tetany có thể đi cùng các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau bụng hoặc chuột rút
  • Tiêu chảy mãn tính hay kéo dài
  • Suy nhược hoặc thờ ơ
  • Đau cơ bắp
  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Ngứa ran hoặc cảm giác bất thường khác ở tay hoặc chân
  • Các ngón tay co giật hay run rẩy

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Ngất xỉu hoặc thay đổi tình trạng ý thức hoặc hôn mê
  • Mất sự phối hợp cơ bắp
  • Mất hoặc thay đổi thị lực
  • Liệt
  • Co giật
  • Đau đầu nghiêm trọng
  • Nói lắp
  • Đột ngột gặp khó khăn về ghi nhớ, suy nghĩ, nói chuyện, khả năng hiểu, viết hoặc đọc
  • Suy yếu hoặc tê đột ngột một bên cơ thể
  • Nôn

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có thắc mắc, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau, tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra tetany?

Tetany có thể là kết quả của tình trạng mất cân bằng điện giải do mức canxi quá thấp, được gọi là giảm canxi huyết. Tuy nhiên, tetany cũng có thể gây ra do sự thiếu hụt magie hoặc quá ít kali. Máu có quá nhiều axit (toan) hoặc quá nhiều kiềm có thể dẫn đến tetany.

Nguyên nhân thường gặp gây tetany bao gồm:

  • Lạm dụng rượu
  • Kiềm hóa (độ pH của máu tăng)
  • Tăng thông khí
  • Giảm canxi máu
  • Suy tuyến cận giáp (tuyến cận giáp hoạt động kém)
  • Suy dinh dưỡng
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Viêm tụy
  • Mang thai và cho con bú
  • Thiếu hụt vitamin D

Trong một số trường hợp, tetany có thể là một triệu chứng nghiêm trọng hoặc tình trạng đe dọa tính mạng cần được đánh giá ngay lập tức trong môi trường cấp cứu. Chúng bao gồm:

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tetany?

Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến tetany bao gồm:

  • Bạn mắc bệnh tetany bao lâu?
  • Mức độ nghiêm trọng của tetany?
  • Phần nào của cơ thể bị ảnh hưởng bởi bệnh?
  • Tình trạng tetany của bạn có xảy ra thường xuyên?
  • Bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác không?
  • Những thuốc bạn đang dùng là gì?

Những phương pháp nào dùng để điều trị tetany?

Nếu biết nguyên nhân gây ra tetany, bác sĩ sẽ điều trị nguồn gốc gây ra tình trạng này. Trong thời gian cấp cứu, mục tiêu điều trị là cân bằng các chất điện giải trong máu, có thể bao gồm bổ sung canxi hoặc magie. Tiêm canxi trực tiếp vào máu là phương pháp phổ biến nhất, mặc dù uống canxi (cùng với vitamin D giúp hấp thụ canxi) có thể được yêu cầu để ngăn chặn tái phát.

Khi bác sĩ xác định nguyên nhân chính gây ra tetany, họ có thể xem xét các phương pháp điều trị triệt để hơn. Ví dụ như nếu nguyên nhân là khối u ở tuyến cận giáp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nó.

Trong một số trường hợp, như suy thận, bạn có thể được điều trị bổ sung canxi.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý tetany?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Is Tetany? https://www.healthline.com/health/tetany#overview1 Ngày truy cập 19/10/2017

Tetany https://www.healthgrades.com/right-care/bones-joints-and-muscles/tetany–causes Ngày truy cập 19/10/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Top 4 phòng khám cơ xương khớp uy tín tại TP.HCM

Top 4 Bệnh viện, Phòng khám Cơ xương khớp uy tín tại Hà Nội


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo