backup og meta

Các động tác yoga và giãn cơ giúp giảm đau cổ tay

Các động tác yoga và giãn cơ giúp giảm đau cổ tay

Đau cổ tay khiến bạn bị hạn chế trong nhiều hoạt động hằng ngày. Bạn có thể áp dụng một số bài yoga và bài tập kéo giãn dưới đây để hỗ trợ tình trạng đau cổ tay.

Bạn sử dụng bàn tay để thực hiện một số hoạt động như gõ bàn phím, nấu ăn, xử lý tình huống, hoặc mặc quần áo. Vì vậy, cổ tay của bạn dễ bị đau. Khi bị đau cổ tay, bạn có thể gặp khó khăn để hoàn thành công việc hàng ngày.

Tầm quan trọng của việc tập luyện đối với đau cổ tay

Bạn sử dụng tay, cổ tay, cánh tay để thực hiện hầu hết các hoạt động. Bạn dùng tay để quấn, nâng đồ vật, đi xe đạp, gõ bàn phím, cắt thức ăn hoặc mặc quần áo. Điều này khiến cổ tay của bạn dễ gặp vấn đề và bị đau. Điều quan trọng là bạn phải giảm đau để sử dụng cổ tay hoàn thành công việc hàng ngày.

Việc áp dụng các bài tập có thể giúp kéo căng và tăng cường các cơ xung quanh cổ tay, hỗ trợ cho xương, dây chằng, gân và các cấu trúc khác có liên quan đến cổ tay. Các bài tập cũng có thể giúp tăng cường máu chứa oxy, chất dinh dưỡng cho cổ tay, từ đó giúp làm lành nhanh hơn.

Các bài tập cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tái phát các vấn đề và các tình trạng khác ở cổ tay gây ra đau và khó cử động.

Tư thế yoga và bài tập kéo giãn giúp giảm đau cổ tay

Dưới đây là 3 tư thế yoga và bài tập giúp hỗ trợ giảm đau cổ tay mà bạn có thể thực hành ở nhà một cách dễ dàng.

Căng nhóm cơ duỗi

Trước tiên, bạn có thể bắt đầu bằng một bài tập kéo giãn đơn giản.

  • Đầu tiên, ở tư thế bắt đầu, bắt đầu bằng một cánh tay. Bạn giữ cánh tay thẳng ở mức ngang eo với lòng bàn tay hướng xuống;
  • Nhẹ nhàng gập cổ tay bạn hướng xuống đất;
  • Giữ tư thế này trong 30 giây;
  • Quay trở lại tư thế nghỉ;
  • Lặp lại bài tập này từ 2 đến 4 lần;
  • Tiếp tục với cánh tay kia.

Bàn tay và đầu gối

Với tư thế này, bạn có thể đặt và phân phối trọng lượng lên cổ tay. Điều này có thể giúp cổ tay của bạn trở nên mạnh hơn. Bạn nên thực hiện động tác trên một nền cứng để  ngăn không cho cổ tay bạn bị kéo căng quá mức.

  • Bắt đầu với động tác đặt đầu gối và lòng bàn tay sát đất và giữ cho phần hông của bạn không bị chạm đất;
  • Duỗi thẳng tay, lòng bàn tay và ngón tay của bạn khi tiếp xúc với đất;
  • Nâng cánh tay (phần trên cổ tay) lên từ từ, bạn có thể cảm thấy da đang giãn ra;
  • Duỗi thẳng tay, và xoay lòng bàn tay hướng vào nhau;
  • Sau đó xoay vai theo chiều kim đồng hồ;
  • Lặp lại động tác từ 2 đến 4 lần.

Tư thế đặt tay dưới bàn chân

Động tác này có thể làm giảm áp lực lên cổ tay bạn.

  • Đầu tiên, bạn đứng thẳng trên sàn;
  • Cúi người về phía trước để chạm vào ngón chân, cúi hết mức có thể. Bạn có thể cảm thấy đau ở lần đầu nhưng khi bạn quen với tư thế, bạn sẽ dễ dàng thực hiện hơn;
  • Nâng ngón chân và đặt bàn tay dưới ngón chân với lòng bàn tay hướng lên;
  • Kéo dần tay bạn về phía gót chân cho đến khi ngón chân chạm vào cổ tay;
  • Giữ tư thế này trong 30 giây;
  • Trở về vị trí bắt đầu;
  • Lặp lại 2 đến 4 lần.

Mặc dù cổ tay bạn dễ bị đau, bạn vẫn có thể tập thể dục thường xuyên để bảo vệ chúng. Nếu bạn cảm thấy đau và khó chịu, hãy bắt đầu bằng những bài tập ngắn và tăng dần theo thời gian. Bạn nên tham khảo với bác sĩ xương khớp hoặc chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống về các bài tập cho cổ tay và điều trị những cơn đau kịp thời.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Wrist pain. https://medlineplus.gov/ency/article/003175.htm. Ngày truy cập 15/01/2017.

Slideshow: 10 Ways to Exercise Hands and Fingers. http://www.webmd.com/osteoarthritis/ss/slideshow-hand-finger-exercises. Ngày truy cập 15/01/2017.

Stretches to Ease Wrist and Arm Aches and Fatigue. http://www.webmd.com/fitness-exercise/stretches-to-ease-wrist-and-arm-fatigue. Ngày truy cập 15/01/2017.

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Lê Vân Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Hãy cẩn thận! Cơn đau khớp của bạn có thể là viêm cột sống dính khớp

Cảnh báo: Đừng chủ quan khi bị đau khớp


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Lê Vân Anh · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo