Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Khối u cột sống là những mô bất thường tăng trưởng nhanh ở trong ống sống hoặc xung quanh cột sống. Các khối u có thể tạo áp lực lên cột sống và tổn thương tủy sống, do đó cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời.
U cột sống nguyên phát thường bắt nguồn từ cột sống hoặc tủy sống. Trong khi đó, u thứ phát thường là tế bào ung thư di căn từ nơi khác đến.
U cột sống có rất nhiều loại, sau đây là 3 dạng phổ biến:
U ngoài màng cứng
Đây là khối u hình thành từ tế bào bao quanh rễ sợi trục thần kinh. Các khối này thường là do di căn từ một nơi khác trong cơ thể.
U trong màng cứng – ngoài tủy
Các khối u này thường lành tính và phát triển chậm. Chúng xuất hiện trong các rễ thần kinh xuất phát từ tủy sống hoặc nền tủy sống. Khi mắc dạng này, bạn sẽ có triệu chứng đau và yếu người.
Các dạng u trong màng cứng – ngoài tủy phổ biến gồm:
U tủy sống
Các khối u này thường phát triển bên trong tủy sống (đặc biệt là tủy cổ), hình thành từ tế bào đệm hoặc tế bào lót ống nội tủy, nằm bên trong mô kẽ tủy sống.
Các khối u tủy sống thường lành tính, nhưng sẽ khá khó khăn khi tiến hành điều trị bằng phẫu thuật. Hai dạng phổ biến nhất của u tủy là u tế bào sao và u lớp lót ống nội tủy.
Việc xác định rõ loại và vị trí khối u, cũng như các triệu chứng mà nó gây ra sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác.
Hầu hết các khối u đều gây đau lưng và cũng có thể làm thiếu hụt thần kinh, chẳng hạn như tê hoặc yếu. Một số ít trường hợp sẽ không có bất cứ triệu chứng nào. Các triệu chứng khối u cột sống có thể khác nhau rất nhiều dựa vào vị trí và loại u cột sống.
U cột sống có thể gây đau lưng bằng cách làm tổn thương các mô khỏe mạnh, như đốt sống, hoặc chèn ép các dây thần kinh ở khu vực này.
Các triệu chứng đau cụ thể của u cột sốt sống như:
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng đi kèm với đau lưng như:
Thực tế, bạn có thể bị đau lưng vì nhiều nguyên nhân và không phải nguyên nhân nào cũng là do khối u. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sớm và điều trị u cột sống là hết sức quan trọng, nên bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu đau lưng sau:
Đi cấp cứu ngay nếu:
Các chuyên gia vẫn không biết chính xác nguyên nhân nào gây ra u cột sống. Họ cho rằng các gene khiếm khuyết góp phần gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, liệu các gene bị khiếm khuyết là do di truyền hay tự phát triển vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải.
Một số yếu tố trong môi trường, như tiếp xúc với hóa chất, cũng có thể gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các khối u cột sống sẽ liên quan đến các hội chứng di truyền, chẳng hạn như u sợi thần kinh loại 2 và bệnh Von Hippel-Lindau.
U tủy sống phổ biến hơn ở những người có:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Việc chẩn đoán chính xác khối u cột sống là điều cực kỳ quan trọng để giúp điều trị hiệu quả. Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh như:
Kiểm tra bệnh sử
Khi bạn có một cơn đau lưng mới, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tình trạng sức khỏe đã và đang có, chấn thương, thuốc, chế độ ăn uống và lối sống, bệnh sử gia đình.
Với những người đã và đang mắc ung thư ở khu vực khác trong cơ thể, bác sĩ có thể nghi ngờ ung thư đã di căn đến cột sống. Tùy vào giai đoạn và mức độ của ung thư, các phương pháp điều trị sẽ khác nhau.
Khám sức khỏe
Bác sĩ sẽ sờ nắn dọc theo lưng (hoặc cổ) và quan sát xem có bất kỳ tổn thương, vết sưng, sự mất ổn định hoặc bất thường nào khác không. Các xét nghiệm lâm sàng cũng có thể được thực hiện để kiểm tra các vấn đề ở cánh tay hoặc chân như:
Bất kỳ chức năng thần kinh bất thường nào cũng có thể chỉ ra tình trạng viêm hoặc chèn ép tủy sống hoặc một dây thần kinh cột sống.
Xét nghiệm hình ảnh
Nếu bác sĩ nghi ngờ đau lưng là do một khối u cột sống, họ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm hình ảnh để quan sát khối u rõ hơn:
Trong trường hợp bạn không thể chụp MRI, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp CT với thuốc cản quang myelography để thấy các mô mềm, chẳng hạn như khối u ngoài xương.
Sinh thiết
Khi phát hiện các khối u qua xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết để xác minh hoặc tìm hiểu thêm. Hai loại sinh thiết phổ biến cho khối u cột sống bao gồm:
Trong một số trường hợp, bạn sẽ không cần làm sinh thiết, chẳng hạn như khi ung thư tiến triển và di căn sang cột sống.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu cũng có thể là một phần của quá trình chẩn đoán u cột sống để giúp tầm soát ung thư. Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định nguồn gốc của khối u di căn đến cột sống, chẳng hạn như vú hoặc tuyến tiền liệt.
Tùy thuộc vào loại và vị trí khối u, cũng như các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác mà bạn mắc, các phương pháp điều trị u cột sống sẽ khác nhau.
Điều trị không phẫu thuật cho khối u cột sống
Phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật.
Xạ trị ngoài
Xạ trị ngoài liên quan đến việc chiếu một chùm bức xạ vào cơ thể và nhắm vào khối u để tiêu diệt các tế bào khối u hoặc thu nhỏ chúng.
Một hình thức xạ trị khác, được gọi là xạ phẫu đích, liên quan đến việc chiếu nhiều chùm tia vào khối u từ nhiều góc độ với mục đích bảo tồn càng nhiều mô khỏe càng tốt.
Thông thường, xạ trị được sử dụng sau phẫu thuật khối u cột sống như một cách để tiêu diệt bất kỳ tế bào còn lại. Nó cũng có thể được sử dụng trong trường hợp u cột sống không thể phẫu thuật được hoặc như một cách để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật.
Thuốc
Một số thuốc giúp điều trị u cột sống như:
Trong một số trường hợp hiếm, u cột sống không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đối với trường hợp này, bác sĩ chỉ cần theo dõi nó thông qua xét nghiệm hình ảnh để đảm bảo rằng khối u không phát triển nhanh chóng.
Một khối u cột sống lành tính có thể hoặc không phát triển thành một tình trạng sức khỏe sau này. Miễn là u cột sống lành tính không gây ra triệu chứng, bác sĩ sẽ không cần điều trị. Bằng cách thường xuyên theo dõi khối u, điều trị có thể bắt đầu ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện, do đó kết quả mang lại sẽ khả quan hơn.
Phẫu thuật
Mục tiêu của phẫu thuật u cột sống là:
Tùy thuộc vào loại và vị trí khối u, các phương pháp phẫu thuật sẽ khác nhau. Một số phẫu thuật có thể ít xâm lấn, một số khác có thể xâm lấn hơn hoặc kết hợp với các kỹ thuật y khoa.
Nếu vẫn còn bất kỳ khối u nào sau phẫu thuật, nó có thể được điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị.
Sau phẫu thuật khối u cột sống, sẽ mất một khoảng thời gian để các dây thần kinh được chữa lành. Thông thường, bạn cần thực hiện phục hồi chức năng và nghỉ ngơi để giúp cải thiện chức năng thần kinh.
Các khối u cột sống có thể chèn ép các dây thần kinh cột sống, dẫn đến mất chuyển động hoặc cảm giác ở vị trí xung quanh khối u. Điều này đôi khi có thể gây ra những thay đổi trong chức năng ruột và bàng quang. Tổn thương thần kinh có thể vĩnh viễn, không thể phục hồi được.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, có thể ngăn ngừa và lấy lại chức năng thần kinh. Tùy thuộc vào vị trí, một khối u chèn ép vào tủy sống có thể đe dọa tính mạng.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!