Đĩa đệm trong cột sống có chức năng đệm giữa các đốt sống và có thể thoái hoá hoặc chấn thương theo thời gian. Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng rất phổ biến khi con người già đi hoặc sau một chấn thương. Tình trạng này có thể xảy ra và tái diễn trong nhiều năm nếu bạn không được điều trị. Vậy có nên tập gym khi bị thoát vị đĩa đệm? Nếu bạn thắc mắc liệu mình có thể chơi thể thao hoặc thực hiện bài tập thể dục như thường ngày nếu bị thoát vị đĩa đệm, bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.
Lợi ích của việc tập gym với người mắc thoát vị đĩa đệm
Nếu bạn đang thắc mắc có nên tập gym khi bị thoát vị đĩa đệm? Thì câu trả lời chúng tôi dành cho bạn sẽ là Có. Tuy nhiên, đối với những người gặp vấn đề với lưng và xương khớp sẽ có một vài khó khăn trong lúc tập mà bạn cần vượt qua. Nhưng đầu tiên, chúng ta hãy cùng đề cập đến những lợi ích mà tập gym có thể mang đến cho người bị chứng thoát vị đĩa đệm. Thói quen thực hiện các bài tập thể dục thích hợp thường xuyên có thể giúp bạn lấy lại sức mạnh và tính linh hoạt. Ngoài ra, vận động ở lưng thúc đẩy việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho xương sống, giúp các đĩa đệm và các bộ phận khác ở khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, một số bài tập có thể làm nặng thêm tình trạng này, gây đau hoặc chấn thương. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các động tác phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.
Những điều cần lưu ý trong lúc tập gym với người thoát vị đĩa đệm
Như đã đề cập bên trên, người bị thoát vị đĩa đệm sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định. Sau đây sẽ là những điều mà bạn cần lưu ý thật kỹ trước khi luyện tập.
Các bài tập nâng hạ hoặc uốn cong có thể tạo áp lực lên lưng, đặc biệt là khi bạn không tập các đúng cách và đúng tư thế. Cách tốt nhất để tập nâng tạ cho những bệnh nhân có vấn đề về đĩa đệm là nâng các vật theo phương thức đẳng trường vì động tác này cho phép chuyển động ít hơn. Đây là phương thức rèn luyện sức mạnh trong đó góc khớp nối xương và cơ bắp được giữ đối kháng nhau ở trạng thái tĩnh.
Bạn cũng nên nhớ rằng tập luyện với một huấn luyện viên luôn an toàn hơn và điều này càng cần thiết khi bạn bị thoái hóa đĩa đệm. Nếu bệnh tình của bạn không may rơi vào các ca đau nặng và khó xử lý, bạn sẽ cần huấn luyện viên chuyên nghiệp giúp đỡ trong quá trình tập luyện.
Bài tập cử giật, bài tập phối hợp deadlift (động tác đứng thẳng nâng thanh tạ đến đầu gối) không được khuyến khích dành cho bạn vì nó có thể làm trầm trọng thêm chứng đau lưng. Hơn nữa, gân kheo và cơ thắt lưng sẽ bị căng quá mức khi bạn thực hiện các bài tập này.
Squats (động tác đứng lên ngồi xuống tác động đến cơ mông và đùi) cũng có thể gây ra chấn thương cho lưng bạn bởi bài tập áp đặt lực xoay quá nhiều lên cột sống thắt lưng. Bạn cũng nên tránh bất kỳ bài tập nào đòi hỏi phải uốn cong về phía trước hoặc xoay vặn như sit-up (động tác gập bụng trong tư thế nằm ngửa) bởi nó gây áp lực lên cột sống và làm tăng nguy cơ gãy xương kiểu nén.
Trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục nào, bạn cũng cần phải hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về cột sống để được thiết kế các chương trình tập phù hợp, cũng hư được hướng dẫn tư thế và kỹ thuật chính xác. Phác đồ tập luyện cho tình trạng đau thắt lưng của mỗi người sẽ rất khác nhau, tùy thuộc vào chẩn đoán và mức độ đau của người bệnh.
[embed-health-tool-bmi]