backup og meta

Chấn thương cột sống

Tìm hiểu chung

Chấn thương cột sống là bệnh gì?

Chấn thương cột sống là kết quả của chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh hoặc một thiệt hại gián tiếp đến xương, mô mềm và các mạch máu quanh tủy sống.

Hậu quả của chấn thương tủy sống là mất chức năng, chẳng hạn như di chuyển hoặc cảm xúc. Trong hầu hết những người bị chấn thương cột sống, tủy sống không hoàn toàn bị cắt đứt nhưng có thể bị rách. Chấn thương cột sống không giống như các chấn thương khác, có thể là do dây thần kinh bị chèn ép hay đĩa đệm bị vỡ. Ngay cả khi một người bị chấn thương ở một hoặc nhiều đốt sống, có thể không có bất kỳ tổn thương nào đến cột sống nếu tủy sống không bị ảnh hưởng.

Chấn thương cột sống là một loại chấn thương vật lí cực kì nghiêm trọng có thể có tác động lâu dài trên hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chấn thương cột sống?

Bất cứ loại tổn thương cọt sống nào đều có thể dẫn đến một hoặc nhiều các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Không có khả năng vận động;
  • Mất cảm giác, bao gồm khả năng để cảm thấy nóng, lạnh và cảm ứng xung quang;
  • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang;
  • Các hoạt động phản xạ hoặc co thắt;
  • Những thay đổi trong chức năng tình dục, sự nhạy cảm tình dục và khả năng sinh sản;
  • Đau hoặc cảm giác châm, bị chích mãnh liệt do tổn thương các sợi thần kinh trong tủy sống;
  • Khó thở, ho hoặc ho ra các chất dịch tiết từ phổi.

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng khẩn cấp mà bạn cần nên đến gặp bác sĩ ngay, bao gồm:

  • Đau lưng nặng hoặc có áp lực trong cổ, đầu hay tái phát lại;
  • Yếu, mất phối hợp hoặc tê liệt ở bất kỳ phần nào của cơ thể;
  • Tê, ngứa hoặc mất cảm giác ở bàn tay, ngón tay, bàn chân hoặc ngón chân;
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột;
  • Gặp khó khăn với cân bằng và đi lại;
  • Thở yếu sau khi bị chấn thương
  • Cổ hoặc lưng nằm ở vị trí kỳ lạ hay xoắn lại.

Ngoài ra, những tình trạng liệt từ một chấn thương cột sống gồm:

  • Liệt tứ chi. Tình trạng này có nghĩa là tất cả cánh tay, bàn tay, thân, chân và cơ quan vùng chậu đều bị ảnh hưởng bởi chấn thương cột sống;
  • Liệt hai chi dưới. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tất cả hoặc một phần của cột sống, chân và cơ quan vùng chậu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bất cứ ai bị chấn thương ở đầu và cổ cần phải đi khám lập tức để xem mình có khả năng bị chấn thương cột sống hay không. Trong thực tế, những người bị chấn thương có thể bị chấn thương cột sống vì:

  • Một chấn thương cột sống nghiêm trọng không phải lúc nào cũng rõ ràng ngay lập tức. Nếu không được phát hiện, chấn thương nghiêm trọng hơn có thể xảy ra;
  • Tê hoặc tê liệt có thể phát triển ngay lập tức hoặc từ từ, như chảy máu hay sưng xảy ra trong hoặc xung quanh tủy sống;
  • Thời gian giữa chấn thương và điều trị có thể là rất quan trọng trong việc xác định mức độ của biến chứng và phục hồi.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh chấn thương cột sống?

Chấn thương cột sống thường là hậu quả của một tai nạn hoặc sự kiện bạo lực. Các nguyên nhân sau có gây ra thiệt hại cho tủy sống:

  • Một cuộc tấn công bạo lực như bị đâm hoắc sử dụng súng;
  • Lặn vào vùng nước nông;
  • Chấn thương trong một tai nạn xe hơi (đặc biệt là chấn thương vùng mặt, vùng đầu cổ, lưng hoặc ngực);
  • Rơi xuống từ vị trí cao;
  • Đầu hoặc cột sống bị thương trong thể thao;
  • Tai nạn do điện;
  • Phần giữa thân tủy sống xoắn nhiều.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh chấn thương cột sống?

Ở các nước phát triển, tỉ lệ mắc bệnh là 3/100 000 người và nam giới bị ảnh hưởng gấp năm lần so với nữ. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh chấn thương cột sống?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chấn thương cột sống, chẳng hạn như:

  • Không cài dây an toàn khi ở trong xe hơi;
  • Không mặc đồ bảo hộ thích hợp trong khi chơi thể thao;
  • Lặn xuống nước trong khi bạn không kiểm tra độ sâu và những vật có trong nước.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh chấn thương cột sống?

Trong phòng cấp cứu, bác sĩ có khả năng loại trừ chấn thương cột sống bằng cách kiểm tra cẩn thận với chức năng cảm giác và chuyển động. Bạn cũng được hỏi một số câu hỏi về vụ tai nạn.

Nhưng nếu bạn bị đau cổ, không hoàn toàn tỉnh táo hoặc có dấu hiệu rõ ràng của tình trạng yếu kém hoặc tổn thương thần kinh, bác sĩ có thể cho xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng khẩn cấp này, bao gồm:

  • CT scan: chụp CT sẽ cho thấy những bất thường rõ hơn chụp X-quang. Cách chụp này sử dụng máy tính để tạo thành một loạt các hình ảnh cắt ngang có thể xác định xương, đĩa và các vấn đề khác;
  • X-quang: X-quang có thể cho thấy các vấn đề đốt sống (cột sống), các khối u, gãy xương hoặc thoái hóa cột sống;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI gồm một sóng từ trường và sóng phát thanh mạnh mẽ để tạo ra hình ảnh từ máy tính. Thử nghiệm này là rất hữu ích kiểm tra tủy sống và xác định các đĩa đệm bị thoát vị, máu đông hoặc trọng lượng nhất định nào đó có thể được nén lên tủy sống.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chấn thương cột sống?

Thật không may, không có cách nào để phục hồi tổn thương. Nhưng các nhà nghiên cứu đang tiếp tục làm việc trên phương pháp điều trị mới, bao gồm các bộ phận giả và thuốc có thể thúc đẩy tái tạo tế bào thần kinh và cải thiện chức năng của các dây thần kinh còn lại sau khi chấn thương cột sống.

Trong khi đó, điều trị chấn thương cột sống tập trung vào việc ngăn ngừa tổn thương thêm và giúp người bị chấn thương cột sống để trở về một cuộc sống năng động và hiệu quả.

Trong tình huống khẩn cấp, bạn phải làm theo các bước dưới đây:

  • Gọi 115 ngay lập tức;
  • Không di chuyển người bệnh, trừ khi cần thiết để định vị đầu của người đó hoặc cố gắng để loại bỏ các phương tiện bảo hộ;
  • Khuyến khích nên ngồi lại sau tai nạn, ngay cả khi họ cảm thấy có khả năng đứng dậy và đi bộ;
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo nếu người đó không thở. Bạn đừng nghiêng đầu người bệnh trở lại. Thay vào đó, hãy di chuyển các hàm về phía trước.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chấn thương cột sống?

Do chấn thương cột sống thường do các sự kiện không thể đoán trước, nên điều tốt nhất bạn có thể làm là giảm thiểu rủi ro. Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro bao gồm:

  • Luôn luôn cài dây an toàn khi ở trong xe hơi;
  • Đeo thiết bị bảo hộ thích hợp khi chơi thể thao;
  • Không bao giờ lặn xuống nước, trừ khi bạn đã kiểm tra để chắc chắn rằng nước đủ sâu và không có đá.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Spinal injury. http://www.webmd.com/pain-management/pain-management-spinal-cord-injury-medref. Ngày truy cập 09/11/2016.

Spinal injury. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/spinal-cord-injury/basics/symptoms/con-20023837. Ngày truy cập 09/11/2016.

Spinal injury. http://www.healthline.com/health/spinal-injury#Overview1. Ngày truy cập 09/11/2016.

Phiên bản hiện tại

24/11/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: anh.nguyen


Bài viết liên quan

Bả vai đau nhức không giơ lên cao được - dấu hiệu không nên bỏ qua

Top 4 phòng khám cơ xương khớp uy tín tại TP.HCM


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 24/11/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo