Vật lý trị liệu sẽ giúp bạn lấy lại phong độ bằng cách cải thiện vận động các khớp tổn thương, xóa tan cơn đau và giúp ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn.
Chúng ta thường hay vô ý làm cơ thể mình bị thương trong khi vận động. Bạn có thể là một vận động viên siêng năng và thường xuyên làm tổn thương gân hay dây chằng trong khi chơi các trò thể thao mạnh bạo như bóng rổ, hoặc bạn bất cẩn để bị bong gân khi đột nhiên ngã trong lúc đi bộ trên đường. Dù vết thương có nặng cỡ nào thì cứ yên tâm nhé, vì vật lý trị liệu sẽ giúp bạn hồi phục tổn thương gân và dây chằng nhanh chóng.
Các biện pháp hồi phục
♣ Bác sĩ trị liệu sẽ sử dụng các kỹ thuật để giảm cơn đau và tăng cường khả năng phối hợp, thể lực và tính dẻo dai của dây chằng. Trong quá trình điều trị, bạn có thể cần phải sử dụng các dụng cụ như xe đạp và máy chạy bộ.
♣ Bác sĩ cũng sẽ trị vết thương với nhiệt hay hàn hoặc khuyến khích bạn sử dụng bồn tắm sục. Bác sĩ cũng sẽ đề xuất nhiều phương pháp khác như kích xung điện, sóng siêu âm hay mát xa.
♣ Bạn cũng có thể tập thể dục và hình thành thói quen giãn cơ tại nhà. Tuân thủ theo thời gian biểu kết hợp với luyện tập theo lịch trị liệu sẽ giúp bạn lành nhanh hơn, khỏe mạnh và an toàn cho cơ thể hơn.
Bong gân và dây chằng
Gân là các nhánh mô kết nối xương với nhau và giữ cho khớp chắc chắn. Ví dụ như gân đầu gối nối xương đùi với xương ống chân tạo thành khớp nối giúp bạn đi hay chạy bộ.
Bong gân xảy ra khi gân bị giãn hay rách. Những gân dễ bị tổn thương nhất nằm ở mắt cá chân, đầu gối và cổ tay.
Một trong những tổn thương dây chằng đầu gối phổ biến nhất là chấn thương dây chằng chéo khớp trước đầu gối (ACL). Có khoảng hơn 200.000 trường hợp tổn thương mỗi năm và phân nửa số trường hợp phải làm phẫu thuật.
Khi bị tổn thương, bác sĩ thường sẽ cho bạn làm vật lý trị liệu trước khi phẫu thuật. Sau đây là những mục tiêu bác sĩ trị liệu sẽ đặt ra cho bạn để mau hồi phục:
1. Cải thiện cách khớp xương vận động
Bài tập còn được gọi là cách tập để cơ được ép tối đa và giãn ra nhiều nhất. Bác sĩ sẽ cho bạn trị liệu ngay từ khi vừa chấn thương và có thể bao gồm các bài tập chạy xe đạp tại chỗ hay gập duỗi chân.
2. Giảm sưng
Bạn nên chườm đá lạnh lên vùng khớp lâu nhất có thể để tăng tuần hoàn máu. Co đầu gối lên ngực trong khi chườm túi đá. Buộc quanh đầu gối bằng đai deo hay băng gạc ACE kết hợp với tập thể dục sẽ giảm sưng.
3. Duy trì sức mạnh cơ bắp
Số lượng luyện tập, cách thức và tinh thần duy trì của mỗi bài tập sẽ khác nhau dựa vào chấn thương nhưng các bài luyện tập thường bao gồm nằm nhấc chân, tập squat, squat tại chỗ, ngồi đá chân tập đùi trước, bài tập cuốn tạ đùi sau và đạp chân.
4. Giúp tim khỏe mạnh
Các bài tập bao gồm bơi lội, đạp xe tại chỗ hay tập máy tập toàn thân sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch.
Hồi phục sau phẫu thuật
Mục tiêu của vật lý trị liệu sau khi bạn phẫu thuật là để khớp xương hoạt động bình thường trở lại và an toàn cho sức khỏe trong thời gian ngắn nhất có thể.
Bạn sẽ được bác sĩ lên kế hoạch thích hợp cho toàn bộ cơ thể hồi phục, nhưng quá trình phục hồi thường theo kiểu mẫu sau đây:
Tuần 1-3
Mục đích là để tăng khả năng vận động và di chuyển không cần nạng. Các bài tập bao gồm tập tạ, chạy xe đạp và nhón ngón chân hay gót chân.
Tuần 4-6
Bạn sẽ cần duy trì tập các bài tập thể dục được thiết kế cho riêng bạn để co duỗi khớp nhiều nhất có thể. Mục tiêu sẽ là giúp dáng đi hay cách bạn đi bộ trở lại bình thường.
Các bài tập sẽ bao gồm step-up (môn thể dục nhịp điệu dành cho bụng kết hợp cùng dụng cụ (step) để thực hiện các bước lên và xuống bằng chân) và bài tập chùng chân. Bạn cũng có thể sử dụng các loại máy trong phòng gym để tập đùi, tập đùi sau hay tập chân.
Tuần 7-16
Mục tiêu là có thể cử động chân toàn diện trong khi ngăn ngừa sưng và đau nhức khi tập thể dục lại. Việc tập luyện sẽ bao gồm sử dụng các loại máy như máy chạy bộ, máy đi bộ trên không hay máy leo cầu thang cũng như các hoạt động ngoài trời như bơi lội hay chạy xe đạp.
Vật lý trị liệu thay thế phẫu thuật
Bạn có thể vô tình làm tổn thương gân gót chân, gân bánh chè hay gân khuỷu tay khi đang chơi thể thao. Nếu gân bị rách nặng thì bạn cần phải được phẫu thuật nhưng trong trường hợp nhẹ hơn, có thể vật lý trị liệu sẽ giúp bạn hồi phục mà không cần giải phẫu.
Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị phổ biến cho chấn thương gân gót – gân lớn nhất và cũng dễ tổn thương nhất trong cơ thể. Bác sĩ trị liệu sẽ thiết kế các mục tiêu, thử thách và bài tập cần thiết cho việc trị liệu.
Kế hoạch trị liệu thường sẽ bao gồm:
- Bài tập giãn và linh hoạt gân giúp gân mau lành và tránh bị đau về lâu dài
- Bài tập tăng sức mạnh giúp xây dựng lại sức bền của dây chằng và phòng ngừa bị tổn thương về sau
- Trị liệu bằng nhiệt sóng siêu âm cải thiện tuần hoàn máu thúc đẩy vết thương chóng lành
- Mát xa chuyên sâu tăng cường độ dẻo dai và tuần hoàn trong cơ thể đồng thời ngăn ngừa bị thương tổn
- Các bài tập rèn độ chịu đựng như đạp xe đạp tại chỗ
- Tập luyện kết hợp và rèn tính nhanh nhẹn.
Tất cả bài tập trên bạn có thể tập tại nhà hoặc tại phòng gym. Nếu siêng năng trị liệu, bạn chắc chắn sẽ mau chóng hồi phục và lấy lại phong độ để chơi các môn thể thao mình yêu thích.
[embed-health-tool-bmi]