backup og meta

Đau cơ xương khớp và nỗi lo mang tên uống thuốc giảm đau

Đau cơ xương khớp và nỗi lo mang tên uống thuốc giảm đau

Đau cơ xương khớp là một tình trạng phổ biến, có thể gây khó chịu và làm gián đoạn các hoạt động hằng ngày của bạn [1, 2]. Để kiểm soát tình trạng này, nhiều phương pháp khác nhau sẽ được bác sĩ áp dụng, trong đó có dùng thuốc giảm đau [3]. Tuy nhiên, uống thuốc giảm đau không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe [4]. Vậy làm thế nào để dẹp bỏ nỗi lo mang tên uống thuốc giảm đau?

Đau cơ xương khớp là tình trạng đau ở cơ, xương, khớp, dây chằng, gân và cả dây thần kinh. Tùy vào nguyên nhân gây đau mà bạn có thể cảm nhận thấy cơn đau khu trú ở một vùng hoặc lan rộng ra toàn bộ cơ thể [5].

Cơn đau xương khớp có thể xảy ra với mức độ từ nhẹ đến nặng và đủ để cản trở cuộc sống hằng ngày của bạn. Tình trạng này đôi khi xuất hiện đột ngột và tồn tại trong thời gian ngắn, gọi là đau cấp tính. Ngược lại, một số cơn đau kéo dài hơn 3 – 6 tháng được gọi là đau mạn tính [5].

Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương khớp và tùy vào từng nguyên nhân mà bạn sẽ có cách điều trị phù hợp [5]. Trong đó, phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc thường được sử dụng kết hợp để kiểm soát các cơn đau nhức cơ xương khớp cho bệnh nhân. Đối với bệnh nhân bị đau cơ xương khớp mạn tính, ban đầu bác sĩ có thể lựa chọn một số phương pháp điều trị không dùng thuốc, bao gồm các bài tập tại nhà và phác đồ phục hồi chức năng đa mô thức. Tuy nhiên, với những bệnh nhân không đáp ứng với các liệu pháp này, việc uống thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể được xem là liệu pháp đầu tay được sử dụng, có hoặc không kèm thêm liệu pháp bổ trợ [6]. Các thuốc NSAIDs không chỉ giảm đau mà còn có khả năng giảm viêm hiệu quả [7].

Tuy nhiên, như bất kỳ nhóm thuốc nào, thuốc NSAIDs có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định, đặc biệt dễ xảy ra ở những người sử dụng liều cao trong thời gian dài, người lớn tuổi và người có sức khỏe yếu [7]. Chính vì vậy, việc uống thuốc giảm đau điều trị đau cơ xương khớp cần đặc biệt chú ý. Cùng tìm hiểu câu chuyện của những bệnh nhân đã điều trị đau cơ xương khớp bằng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid để thấy tầm quan trọng của việc uống thuốc giảm đau đúng cách và an toàn.

uống thuốc giảm đau

PP-CEL-VNM-0480

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Overview of musculoskeletal pain https://bestpractice.bmj.com/topics/en-us/834 Ngày truy cập: 11/04/2021

2. Musculoskeletal Pain https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14526-musculoskeletal-pain Ngày truy cập: 11/04/2021

3. OTC Analgesics: Effectively Managing Pain https://www.pharmacytimes.com/view/otc-analgesics-effectively-managing-pain Ngày truy cập: 11/04/2021

4. Using medication: The safe use of over-the-counter painkillers https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK361006/ Ngày truy cập: 11/04/2021

5.Musculoskeletal Pain https://www.healthline.com/health/tgct/musculoskeletal-pain#causes Ngày truy cập: 11/04/2021

6. Management of Musculoskeletal Pain: An Update with Emphasis on Chronic Musculoskeletal Pain https://link.springer.com/article/10.1007/s40122-021-00235-2 Ngày truy cập: 11/04/2021

7. NSAIDs https://www.nhs.uk/conditions/nsaids/ Ngày truy cập: 11/04/2021

8. Medication Guide for Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs (NSAIDs) https://www.fda.gov/media/73092/download Ngày truy cập: 11/04/2021

9. Guidelines to Help Reduce the Side Effects of NSAIDs (Nonsteroidal Anti-inflammatory Drugs) https://www.hss.edu/conditions_guidelines-reduce-side-effects-nsaids.asp Ngày truy cập: 11/04/2021

10. Side Effects from NSAIDs https://www.healthline.com/health/side-effects-from-nsaids Ngày truy cập: 11/04/2021

11. The Effects of Nonsteroidal Anti-Inflammatory Drugs on Blood Pressure in Hypertensive Patients https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21646872/ Ngày truy cập: 15/04/2021

12. Etoricoxib (Arcoxia): be aware of hypertension risk https://www.nps.org.au/radar/articles/etoricoxib-arcoxia-be-aware-of-hypertension-risk Ngày truy cập: 15/04/2021

13. Adverse drug reactions and drug–drug interactions with over-the-counter NSAIDs https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4508078/ Ngày truy cập: 11/04/2021

14. Pain Medicines (Analgesics) https://www.kidney.org/atoz/content/painmeds_analgesics Ngày truy cập: 11/04/2021

15. 8 Signs Your Heart Is Changing During Menopause https://www.everydayhealth.com/atrial-fibrillation/symptoms/eight-signs-of-heart-changes-during-menopause/ Ngày truy cập: 11/04/2021

16. Differential blood pressure effects of ibuprofen, naproxen, and celecoxib in patients with arthritis: the PRECISION-ABPM (Prospective Randomized Evaluation of Celecoxib Integrated Safety Versus Ibuprofen or Naproxen Ambulatory Blood Pressure Measurement) Trial https://academic.oup.com/eurheartj/article/38/44/3282/4096359 Ngày truy cập: 11/04/2021

17. painDETECT: a new screening questionnaire to identify neuropathic components in patients with back pain https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17022849/ Ngày truy cập: 11/04/2021 

18. A review of Neuropathic Pain: From Guidelines to Clinical Practice https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5701894/ Ngày truy cập: 11/04/2021

Phiên bản hiện tại

22/02/2022

Tác giả: Phương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Hiến tạng là gì? Hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào?

Những lưu ý khi dùng thuốc giảm đau trị thoái hoá khớp cho người bệnh huyết áp


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 22/02/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo