Bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được người dân trong cả nước tin tưởng và đánh giá cao. Vì vậy, mỗi ngày số lượng bệnh nhân đến khám bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai rất đông. Nếu đây là lần đầu tiên bạn đi khám thì tốt nhất bạn nên tìm hiểu một số thông tin về bệnh viện này để quá trình khám, chữa bệnh diễn ra nhanh chóng và đơn giản.
Bệnh viện Bạch Mai được thành lập năm 1911, với tiền thân là Nhà thương Cống Vọng chuyên thu nhận và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm. Hiện tại, Bạch Mai là một trong những bệnh viện đa khoa lớn của cả nước, chuyên điều trị các ca bệnh phức tạp với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao.
1. Bệnh viện Bạch Mai có chuyên khoa gì?
Từ khi mới thành lập, Bệnh viện Bạch Mai đã chủ trương hoạt động theo phương hướng phát triển chuyên sâu tất cả các chuyên ngành nội khoa. Trong đó, bệnh viện sẽ tập trung phát triển 7 lĩnh vực chính:
- Tim mạch
- Hồi sức – cấp cứu – chống độc
- Thần kinh
- Y học hạt nhân và ung bướu
- Chẩn đoán hình ảnh
- Hóa sinh
- Vi sinh.
2. Thời gian khám bệnh viện
Bệnh viện Bạch Mai hoạt động với các khung giờ sau:
- Khu khám thường: Từ thứ Hai đến thứ Sáu: 6 giờ 30 – 18 giờ (nghỉ trưa 12 giờ – 13 giờ 30)
- Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu: Hoạt động các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật từ 6 giờ 30 – 18 giờ (nghỉ trưa 12 giờ – 13 giờ 30).
3. Cách đi đến bệnh viện
Để di chuyển đến bệnh viện, bạn có thể lựa chọn đi xe buýt, xe taxi hoặc xe ôm. Nếu bạn có ý định di chuyển đến bệnh viện bằng xe buýt, bạn có thể tham khảo một số tuyến xe sau:
- Tuyến số 3: Bến xe Giáp Bát – bến xe Gia Lâm
- Tuyến số 21A: Bến xe Giáp Bát – bến xe Yên Nghĩa
- Tuyến số 21B: Khu đô thị Pháp Vân – Bến xe Mỹ Đình
- Tuyến số 23: Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Công Trứ
- Tuyến số 25: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 – Bến xe Giáp Bát
- Tuyến số 28: Bến xe Giáp Bát – Đại học Mỏ
- Tuyến số 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn
- Tuyến số 41: Nghi Tàm – Bến xe Giáp Bát
- Tuyến số 99: Kim Mã – Bệnh viện Nội tiết Cơ sở 2.
4. Sơ đồ của bệnh viện
5. Bảng giá khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
Dưới đây là chi phí một số dịch vụ cơ bản (bảng giá tham khảo):
6. Một vài kinh nghiệm khi đi khám tại khoa khám bệnh theo yêu cầu
Khoa khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai ra đời với mục tiêu giảm ùn tắc, quá tải của phòng khám đồng thời đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Mặc dù chi phí khám chữa bệnh ở khoa khám theo yêu cầu có cao hơn so với khu khám thường nhưng bạn sẽ:
- Không mất nhiều thời gian chờ đợi
- Được khám với những bác sĩ giỏi, những chuyên gia đầu ngành, các trưởng khoa, phó khoa trong bệnh viện
- Được chọn bác sĩ theo ý muốn.
Hiện tại, khoa nhận khám các bệnh thuộc nhiều chuyên khoa như:
- Nội tiết – Đái tháo đường
- Cơ xương khớp
- Tiêu hóa
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Hô hấp
- Nội tổng quát
Thủ tục khám bệnh tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu:
- Bước 1: Xếp hàng, lấy số và yêu cầu khám với bác sĩ chuyên khoa theo mong muốn.
- Bước 2: Ngồi chờ tới lượt, trong quá trình khám bác sĩ khám lâm sàng và có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cần thiết.
- Bước 3: Đóng phí thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra, chụp chiếu cần thiết…
- Bước 4: Sau khi có kết quả kiểm tra, người bệnh quay về phòng khám ban đầu để nghe kết luận của bác sĩ về tình trạng bệnh.
Bạn cần lưu ý là khi khám tại khoa Khám bệnh theo yêu cầu, bạn sẽ không nhận được sự hỗ trợ của Bảo hiểm Y tế mà bạn phải tự trả chi phí khám bệnh, chi phí xét nghiệm… theo quy định của bệnh viện. Dưới đây là chi phí một số dịch vụ tại khoa Khám bệnh theo yêu cầu:
7. Một số lưu ý khi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
Hello Bacsi đã tổng hợp một số kinh nghiệm hữu ích của những người đã từng khám bệnh ở bệnh viện mà bạn có thể tham khảo trước khi đi khám:
- Dù bạn khám ở khu thường hay ở khoa Khám bệnh theo yêu cầu thì bạn vẫn nên đến sớm để xếp hàng và lấy số thứ tự khám bệnh.
- Hãy cố gắng nhịn ăn sáng để đảm bảo độ chính xác của các kết quả xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…
- Do số lượng bệnh nhân đổ về bệnh viện khá đông nên khi xếp hàng lấy số, bạn nên chú ý đến tài sản cá nhân của mình như ví tiền, điện thoại… để tránh trường hợp xấu xảy ra.
- Mang theo khẩu trang y tế để phòng ngừa lây nhiễm bệnh từ người khác.
- Không nên mang theo trẻ nhỏ nếu không phải khám bệnh cho con.
Qua những chia sẻ trên của Hello Bacsi, hy vọng bạn đã có đủ thông tin và “bỏ túi’ thêm cho mình một số kinh nghiệm hữu ích trước khi đi khám bệnh.
[embed-health-tool-bmi]