backup og meta

Giải đáp thắc mắc: Nên làm gì khi bị đau răng khôn?

Giải đáp thắc mắc: Nên làm gì khi bị đau răng khôn?

Bạn bị đau khi mọc răng khôn? Để tránh những biến chứng cũng như tình trạng khó chịu khi bị đau răng khôn, hãy thử áp dụng các cách giảm đau tại nhà để có thể phần nào cảm thấy thoải mái hơn.

Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Hello Bacsi!

Tại sao mọc răng khôn lại gây đau?

Thông thường răng khôn sẽ mọc khi bạn ở độ tuổi từ 17–21, thậm chí là muộn hơn, khi mà cung hàm thường đã ngừng phát triển. Sự thiếu hụt không gian này dẫn đến việc răng khôn có thể mọc từ nhiều góc cạnh khác nhau, dễ gây đau đớn và ảnh hưởng đến các răng khác hoặc bị mắc kẹt và không thể mọc một cách đầy đủ và hoàn thiện gây ra tình trạng răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc ngầm.

Bị đau khi mọc răng khôn là do đâu? Theo các chuyên gia nha khoa, khi răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm sẽ có nguy cơ cao va chạm với những chiếc răng khác. Trong tình trạng này, nướu bạn sẽ trở nên yếu hơn nhiều và dễ bị tổn thương. Nguyên nhân là do phần nướu bị hở ra để răng khôn mọc nhưng răng khôn lại không thể hoàn tất quá trình mọc. Thức ăn và vi khuẩn có thể mắc kẹt trong những kẽ hở này và dẫn đến một số chứng bệnh chẳng hạn như bệnh về nướu, nhiễm trùng, bệnh áp xe răng và u nang.

Những chiếc răng khôn chưa hoàn tất quá trình mọc có thể gây ra cảm giác đau đớn cũng như khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn. Không những thế, việc nhổ bỏ răng khôn cũng có thể dẫn đến các triệu chứng trên. Dưới đây là một số cách giảm đau khi mọc răng khôn mà Hello Bacsi tổng hợp được và bạn có thể thử áp dụng ngay tại nhà.

Mách bạn 6 cách giảm đau khi mọc răng khôn 

cách giảm đau khi mọc răng khôn

Theo các chuyên gia, bạn có thể áp dụng 1 trong 6 cách giảm đau khi mọc răng khôn để giảm nhẹ cả giác khỏ chịu.

1. Dùng gel gây tê: Cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả

Nhiều người thường thắc mắc đau răng khôn nên làm gì? Bạn có biết việc dùng gel gây tê miệng có thể giúp giảm cảm giác đau đớn ở nướu. Các loại gel này được bày bán ở nhiều cửa hàng thuốc tư nhân và bạn có thể mua mà không cần có đơn thuốc của bác sĩ. Các loại gel này chứa một loại thành phần hoạt tính có tên benzocaine, từ đó giúp gây tê khu vực bạn sử dụng thuốc.

Hầu hết mọi loại gel sử dụng cho khoang miệng đều có thể được thoa trực tiếp lên vùng nướu bị ảnh hưởng bởi răng khôn suốt trong ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có in trên bao bìa của sản phẩm trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét nếu như bản thân có dị ứng với các thành phần của gel hay không để tránh gây tổn hại đến sức khỏe của mình.

2. Uống thuốc Ibuprofen: Cách giảm đau răng khôn đơn giản 

Uống thuốc Ibuprofen giúp giảm đau do răng khôn

Khi bị đau răng khôn nên làm gì, cần uống thuốc gì? Lời khuyên là bạn có thể dùng thuốc Ibuprofen – đây là loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, giảm đau có thể mua mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Nếu bạn sử dụng loại thuốc này theo liều lượng hợp lý được in trên bao bì sản phẩm, Ibuprofen có thể giúp xóa bỏ cảm giác khó chịu.

Ngoài ra, Ibuprofen còn có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại vùng nướu chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của răng khôn. Việc dùng Ibuprofen hoặc các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) khác có thể giúp kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả cho đến khi bạn có thể đến bệnh viện điều trị.

3. Giảm đau răng khôn bằng cách chườm lạnh

Việc chườm một túi nước đá lên chỗ đau không chỉ giúp gây tê mà còn có thể giúp bạn giảm tình trạng sưng viêm, từ đó giúp giảm đau.

Bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc bọc đá trong khăn và chườm lên phần da bên ngoài vị trí bị đau trong vòng 15 phút. Bạn có thể liên tục chườm túi đá cho đến khi cơn đau giảm dần, tuy nhiên bạn nên nhớ sau 15 phút chườm đá bạn nên tạm ngưng 15 phút trước khi tiếp tục chườm.

4. Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau do răng khôn

Cách làm giảm đau răng khôn với nước muối có công hiệu không? Như chúng ta đã biết, nước muối có tính chất khử trùng tự nhiên. Theo như một nghiên cứu thực hiện năm 2010 cho biết rằng việc súc miệng bằng nước muối có khả năng giúp giảm thiểu vi khuẩn. Đôi khi, cơn đau xung quanh nướu của răng khôn hình thành do sự tích tự vi khuẩn ở khu vực này.

Vì thế, việc súc miệng nước muối giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn, giảm nhiễm trùng và xua tan sự khó chịu. Để làm nước muối, bạn có thể pha 1/4 thìa cà phê muối vào một ly nước (250ml) đun sôi. Sau khi nước đã nguội bớt, bạn có thể sử dụng nước này để súc miệng. Sau khi súc miệng xong, bạn nhổ ra nhé.

5. Nhai hành tây giúp giảm đau răng khôn 

Bạn băn khoăn về việc áp dụng cách giảm đau khi mọc răng khôn bằng hành tây có hiệu quả không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Một nghiên cứu cho biết trong hành tây có chứa chất kháng viêm cũng như các thành phần kháng khuẩn. Việc này có nghĩa rằng khi tiêu thụ hành tây bạn sẽ nhận được một số lợi ích trong việc giảm sưng cũng như chống nhiễm khuẩn.

Bạn có thể sử dụng hành tây để giúp giảm đau tại nhà bằng cách:

  • Cắt hành thành từng miếng nhỏ
  • Nhai hành tây ở bên răng khôn đang bị đau
  • Tiếp tục nhai cho đến khi cơn đau được giảm bớt, sau đó nhả bỏ xác hành.

Việc này giúp các dung dịch có chứa trong hành có thể thấm vào nướu giúp giảm viêm nhiễm cũng như diệt khuẩn.

6. Đặt túi trà vào chỗ đau là cách giảm đau khi mọc răng khôn đơn giản

Theo nghiên cứu, chất tanin chứa trong các túi trà có tính kháng khuẩn cũng như kháng viêm. Điều này có nghĩa rằng sử dụng túi trà có thể giúp giảm sưng và chống nhiễm khuẩn.

Để sử dụng túi trà, sau khi pha trà, bạn nên đặt tách trà của mình vào tủ lạnh cùng với túi trà. Sau khi trà đã lạnh, bạn có thể lấy túi trà ra và đặt vào phần bị đau bên trong miệng.

Bí quyết giúp giảm đau khi mọc răng khôn 

Giữ vệ sinh răng miệng khi mọc răng khôn

Khi mọc răng khôn, có một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ đau răng khôn hoặc tổn hại đến nướu, chẳng hạn như:

  • Giữ vệ sinh răng miệng: Bạn nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng để giúp giảm vi khuẩn trong khoang miệng gây nhiễm trùng.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp rửa trôi thức ăn thừa cũng như các loại vi khuẩn ra khỏi răng và nướu.
  • Hạn chế thức ăn nhiều đường: Thức ăn chứa nhiều đường có thể mắc kẹt trong nướu của bạn trong quá trình răng khôn mọc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Tình trạng đau răng khôn có thể gây ra nhiều bất lợi cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của bạn. Bạn có thể áp dụng những phương pháp trên để giúp kiềm hãm cơn đau cũng như ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm phát triển. Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ là phương pháp được truyền miệng có tính chất tức thời, do đó, bạn vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra, đặc biệt là khi có những dấu hiệu bất thường nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Impacted wisdom teeth

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/wisdom-teeth/symptoms-causes/syc-20373808 Ngày truy cập 21/4/2023

Problems with erupting wisdom teeth: signs, symptoms, and management

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4979926/ Ngày truy cập 21/4/2023

Wisdom teeth

https://www.mouthhealthy.org/en/az-topics/w/wisdom-teeth Ngày truy cập 20/6/2022

Wisdom teeth

https://www.dentalhealth.org/wisdom-teeth  Ngày truy cập 20/6/2022

Wisdom tooth removal

https://www.nhs.uk/conditions/wisdom-tooth-removal/ Ngày truy cập 20/6/2022

How to Relieve Wisdom Tooth Pain from Teeth Growing or Extractions

https://www.dentaly.org/us/wisdom-teeth/wisdom-tooth-pain/ Ngày truy cập 20/6/2022

Home Remedies for Wisdom Teeth Pain

https://sudburydentalexcellence.com/home-remedies-to-help-alleviate-wisdom-teeth-pain/ Ngày truy cập 20/6/2022

Ways to relieve painful wisdom teeth
https://www.medicalnewstoday.com/articles/319461.php Ngày truy cập 06/06/2019

Phiên bản hiện tại

21/04/2023

Tác giả: Hữu Hậu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Bị tụt lợi phải làm sao? Cách điều trị tụt nướu răng hiệu quả

Viêm nướu răng khôn: Những điều cần biết và cách xử lý!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hữu Hậu · Ngày cập nhật: 21/04/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo