backup og meta

Các biến chứng của liệu pháp rút tủy răng

Các biến chứng của liệu pháp rút tủy răng

Hiện nay liệu pháp rút tủy răng đang dần quen thuộc với mọi người. Rút tủy răng giúp bạn tự tin hơn với hàm răng chắc khỏe, nhưng bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý các biến chứng có thể gặp phải.

Liệu pháp rút tủy răng là một phương pháp điều trị được sử dụng để giúp điều trị và bảo vệ răng bị sâu hoặc nhiễm trùng.

Trong quá trình điều trị rút tủy răng, tủy răng sẽ được loại bỏ và bên trong răng sẽ được làm sạch và bít lại.

Lấy tủy răng không phải một kỹ thuật đơn giản trong dịch vụ nha khoa, vì vậy luôn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng và tay nghề chuẩn xác cũng như kinh nghiệm dày dặn để đối phó với mọi trường hợp tủy bị viêm nhiễm. Liệu pháp này mang lại những biến chứng nào? Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau.

Các biến chứng của liệu pháp rút tủy răng

Mặc dù nha sĩ của bạn đã có những nỗ lực triệt để để làm sạch và bịt lại lỗ hổng răng, nhưng tình trạng nhiễm trùng mới vẫn có thể xuất hiện. Trong đó, những lý do có thể gây ra chứng nhiễm trùng bao gồm:

  • Một chiếc răng có thể có nhiều tủy răng hơn bình thường (sơ sót khiến một trong số những chiếc răng đã rút tủy không sạch);
  • Một vết nứt ở gốc răng nhưng không được phát hiện;
  • Sự phục hồi không triệt để khiến cho vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào các phần bên trong răng và tái nhiễm khuẩn vùng răng đã chữa trị;
  • Tình trạng phân hủy của các vật liệu nha khoa bít lại chân răng theo thời gian, dẫn đến vi khuẩn tái nhiễm khuẩn.

Đôi khi việc tái điều trị có thể thành công. Còn thông thường, bạn phải cố gắng phẫu thuật nội nha để giữ lại răng. Phương pháp phẫu thuật nội nha phổ biến nhất là phẫu thuật cắt bỏ cuống chân răng hoặc cắt bỏ phần cuối của chân răng. Phương pháp này giúp làm giảm viêm hoặc nhiễm trùng ở vùng xương xung quanh phần cuối của răng.

Trong phương pháp này, mô nướu được mở ra, mô bị nhiễm sẽ bị loại bỏ và trong vài trường hợp sẽ cắt bỏ phần cuối của chân răng. Thủ thuật trám răng nhỏ có thể được sử dụng để bít kín lại lỗ hổng răng đã bị rút tủy.

Các liệu pháp thay thế cho liệu pháp rút tủy răng

Dĩ nhiên, việc giữ lại hàm răng tự nhiên của bạn chính là lựa chọn tốt nhất nếu bạn có thể. Răng tự nhiên sẽ giúp bạn có thể ăn nhiều loại thực phẩm cần thiết để duy trì lượng dinh dưỡng thích hợp. Liệu pháp rút tủy răng cũng là sự lựa chọn điều trị.

Cách duy nhất để thay thế cho phương pháp rút tủy răng là phải nhổ bỏ răng. Sau đó, chỗ răng bị nhổ sẽ được thay thế bằng một cầu răng, mảnh cấy hoặc một phần răng giả có thể tháo lắp để khôi phục lại chức năng nhai và ngăn ngừa chân răng tiếp tục chuyển dịch. Những phương pháp thay thế này không chỉ tốn kém hơn liệu pháp rút tủy răng mà còn mất rất nhiều thời gian điều trị và phải thực hiện các thủ thuật bổ sung cho răng và các mô hỗ trợ.

Vì một số lý do mà tủy răng của bạn có thể bị viêm và nhiễm trùng dẫn đến sâu răng. Việc lặp lại một số phương thức nha khoa đối với răng, trám lỗ sâu, giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ (đánh răng hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng sát trùng ít nhất mỗi ngày một lần, đồng thời đi khám răng định kỳ) có thể làm giảm nhu cầu cần đến liệu pháp rút tủy răng. Các chấn thương có liên quan đến thể thao cũng có thể được giảm thiểu bằng cách đeo miếng bảo vệ miệng.

Hãy tự giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh bị sâu răng bạn nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

An Overview of Root Canals http://www.webmd.com/oral-health/root-canals Ngày truy cập 13/06/2017

Dental Health and Root Canals http://www.webmd.com/oral-health/guide/dental-root-canals#1 Ngày truy cập 13/06/2017

Root Canals Treatment http://www.nhs.uk/conditions/root-canal-treatment/Pages/Introduction.aspx Ngày truy cập 13/06/2017

Phiên bản hiện tại

27/08/2020

Tác giả: Xuyến Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Vệ sinh răng miệng có ảnh hưởng đến khả năng sinh con của bạn?

Những điều cần làm trước và sau khi nhổ răng khôn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 27/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo