backup og meta

Thăm khám sớm - Điều quan trọng cần lưu ý để điều trị hiệu quả tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Thăm khám sớm - Điều quan trọng cần lưu ý để điều trị hiệu quả tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, các triệu chứng thường gặp như đi tiểu thường xuyên, tiểu đêm, tiểu khó… có thể khiến người bệnh khó chịu, thậm chí, nếu để lâu còn gây nhiều biến chứng. Vì vậy, thăm khám sớm là rất quan trọng nhằm giúp người bệnh được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Qua đó, giúp giảm nguy cơ bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống.

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt – Bệnh lý gây nhiều “phiền toái” cho nam giới tuổi trung niên

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (hay còn được biết đến với các tên gọi như phì đại lành tính tuyến tiền liệt, u phì đại lành tính tuyến tiền liệt…) là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng tiền liệt tuyến lành tính thông qua giải phẫu bệnh . Điều này có thể gây ra  tắc nghẽn đường ra do tiền liệt tuyến chèn ép niệu đạo dẫn đến triệu chứng về đường tiểu dưới [4].

Tuyến tiền liệt là một phần của hệ thống sinh sản ở nam giới, bao quanh cổ bàng quang và có vai trò sản xuất ra dịch góp phần trong tinh dịch [2]. Khi tuyến tiền liệt phì đại, nó có thể gây chèn ép vào niệu đạo gây tắc nghẽn. Điều này có thể gây ra các triệu chứng về đường tiểu như [1]:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Đi tiểu không hết nước tiểu
  • Phải thức dậy để đi tiểu trên 1 lần 
  • Đi tiểu gián đoạn và ngắt quãng 
  • Tia nước tiểu yếu 
  • Phải gắng sức khi đi tiểu

Hiện nguyên nhân gây tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt vẫn chưa được xác định nhưng sự thay đổi hormone được cho là góp phần gây ra vấn đề này. Khi nam giới già đi, nồng độ testosterone trong máu sẽ giảm, estrogen vẫn giữ nguyên nên những thay đổi này có thể kích hoạt sự phát triển của tế bào tuyến tiền liệt. Một giả thuyết khác cho rằng sự phát triển của tuyến tiền liệt là do nội tiết tố nam có tên là dihydrotestosterone (DHT) gây ra [3]. Ngoài ra, nam giới có các yếu tố sau sẽ có nhiều khả năng phát triển tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính hơn [3]:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Người ít tập thể dục
  • Một số trường hợp rối loạn cương dương

Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt cũng tăng lên theo độ tuổi. Ước tính có khoảng 50% nam giới bị bệnh khi ở độ tuổi 50 – 60 và 90% khi ở tuổi 80 – 90 [4].  Tuy nhiên, độ tuổi mắc bệnh hiện đang có xu hướng trẻ hóa. Đôi khi, đàn ông ở độ tuổi 30 – 40 có thể bắt đầu có những triệu chứng tiết niệu liên quan đến tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt [5].

Thăm khám sớm ngay khi có triệu chứng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là điều rất quan trọng!

Uong-thuoc-dieu-tri-benh

Thực tế, với nhiều người, tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là bệnh “tế nhị”. Một số khác thì nghĩ đây là bệnh của tuổi già. Do đó, nhiều người e ngại thăm khám và âm thầm chịu đựng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong sinh hoạt. Nguyên nhân là do các triệu chứng của bệnh như tiểu nhiều, tiểu khó, tiểu đêm… có thể làm gián đoạn các hoạt động, sinh hoạt và giấc ngủ ban đêm. Trường hợp nghiêm trọng còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng như bí tiểu (cấp tính hoặc mãn tính), nước tiểu lẫn máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm chức năng bàng quang hoặc suy thận, sỏi bàng quang [6].

Ngoài ra, nếu thăm khám muộn khi các triệu chứng đã nghiêm trọng, việc điều trị cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Đối với trường hợp này, bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật và nguy cơ đối mặt tai biến và biến chứng sau điều trị cũng cao hơn. Đồng thời nếu đã diễn tiến suy thận không hồi phục thì việc điều trị rất phức tạp và nặng nề. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên ngần ngại trong việc đi khám. Thay vào đó, nên thăm khám sớm ngay khi có các triệu chứng như [6]:

  • Đi tiểu thường xuyên, dưới 2 giờ/lần 
  • Phải thức dậy để đi tiểu trên 1 lần 
  • Tiểu gấp, tiểu không tự chủ, không có khả năng kiểm soát việc đi tiểu
  • Khó khăn khi bắt đầu tiểu, phải rặn mới tiểu được
  • Dòng nước tiểu yếu, tiểu ngập ngừng
  • Rò rỉ nước tiểu sau khi tiểu xong
  • Đau sau khi xuất tinh hoặc khi tiểu
  • Nước tiểu có màu hoặc mùi bất thường

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được điều trị như thế nào khi được phát hiện sớm?

Kiem-tra-som-tang-sinh-tuyen-tien-liet

Thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc là những phương pháp điều trị chính đối với các trường hợp tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt ở mức độ nhẹ và trung bình khi được thăm khám sớm [1]. Nếu các triệu chứng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể chỉ cần theo dõi điều trị và chú ý điều chỉnh lối sống như [5], [6]:

  • Hạn chế đồ uống có cồn hoặc caffein
  • Cố gắng làm trống bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu
  • Tránh nín tiểu
  • Tập các bài tập cơ sàn chậu
  • Ăn nhiều chất xơ (rau, củ quả) để tránh táo bón
  • Hạn chế uống nước vào buổi đêm 

Trường hợp tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có mức độ từ nhẹ đến trung bình với các triệu chứng chưa “rầm rộ” nhưng có thể gây khó chịu, người bệnh có thể được kê toa một số loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế khả năng bí tiểu cấp.  Trong đó, sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thảo dược được nghiên cứu kỹ lưỡng cũng được xem là một trong những cách giúp điều trị các rối loạn tiểu tiện liên quan đến tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính hiệu quả, rất ít tác dụng phụ trên lâm sàng, kể cả những bệnh nhân lớn tuổi.. 

Theo nghiên cứu, Serenoa repens, chiết xuất từ cây cọ lùn là thành phần đã được sử dụng từ lâu để điều trị các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt gây ra. Tuy nhiên, chỉ có dịch chiết n-hexane serenoa repens là được Hiệp hội Tiết niệu châu Âu (EAU) và Hiệp hội Thận – Tiết niệu Việt Nam (VUNA) khuyến khích sử dụng trong điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt [3], [7], [8], [9].

Nhờ tác dụng kháng viêm, chiết xuất n-hexane serenoa repens có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm tuyến tiền liệt mãn tính – cơ chế sinh bệnh học của tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Ngoài ra, n-hexane serenoa repens còn đem lại các lợi ích khác như [8], [9]:

  • Không gây ảnh hưởng đến chỉ số PSA máu giúp theo dõi bệnh lý dễ dàng
  • Hiệu quả tương đồng thuốc chẹn alpha trong việc cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện và chất lượng cuộc sống sau  6 – 12 tháng điều trị
  • Khả năng dung nạp tốt, ít tương tác thuốc 
  • Không ảnh hưởng nhiều đến chức năng tình dục của nam giới

Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng các loại thuốc như thuốc chẹn alpha và thuốc ức chế 5 alpha-reductase để cải thiện triệu chứng và giảm kích thước tuyến. Đối với những bệnh nhân có biến chứng( nhiễm trùng tiểu tái diễn, sỏi bàng quang …) hoặc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật [1], [9].  

Trên thực tế, tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở nam giới nên cần được quan tâm đúng mực. Việc sớm thăm khám ngay khi có triệu chứng là rất quan trọng để tránh bệnh tiến triển nặng hơn và hạn chế việc phải phẫu thuật.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Benign prostate enlargement https://www.nhs.uk/conditions/prostate-enlargement/ Ngày truy cập: 23/10/2023

2. Benign prostatic hyperplasia (BPH) – Symptoms and Causes https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/benign-prostatic-hyperplasia/symptoms-causes/syc-20370087 Truy cập ngày 23/10/2023

3. What is Benign Prostatic Hyperplasia (BPH)? https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/b/benign-prostatic-hyperplasia-(bph) Truy cập ngày 23/10/2023

4. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt https://www.tietnieuthanhochue.com/upload/2019/tong_quan/tang_sinh_lanh_tinh_ttl.pdf Truy cập ngày 23/10/2023

5. Understanding Prostate Changes: A Health Guide for Men https://www.cancer.gov/types/prostate/understanding-prostate-changes Truy cập ngày 23/10/2023

6. Prostate Enlargement (Benign Prostatic Hyperplasia) https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/prostate-problems/prostate-enlargement-benign-prostatic-hyperplasia Truy cập ngày 23/10/2023

7. Comparison of a Phytotherapeutic Agent (Permixon) with an α-Blocker (Tamsulosin) in the Treatment of Benign Prostatic Hyperplasia: A 1-Year Randomized International Study https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0302283802000660 Truy cập ngày 23/10/2023

8. Hexanic Extract of Serenoa repens (Permixon®): A Review in Symptomatic Benign Prostatic Hyperplasia https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9192452/ Truy cập ngày 23/10/2023

9. Management of Non-neurogenic Male LUTS https://uroweb.org/guidelines/management-of-non-neurogenic-male-luts

Phiên bản hiện tại

03/01/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Minh Duật

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Liệu pháp thảo dược trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt - Có phải hiệu quả đều như nhau?

Triệu chứng đường tiểu dưới ở nam giới có ảnh hưởng đến “bản lĩnh đàn ông”?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Minh Duật

Khoa tiết niệu · Bệnh viện Bình Dân TP HCM


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 03/01/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo