backup og meta

8+ cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì không phải ai cũng có bí quyết!

8+ cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì không phải ai cũng có bí quyết!

Mũi là bộ phận trên khuôn mặt đóng vai trò quan trọng trong việc làm “thăng hạng” nhan sắc. Để có một chiếc mũi cao, thon gọn trong giai mũi đang phát triển thì cần phải làm sao? Các bậc cha mẹ đã biết những cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì để hướng dẫn con chưa?

Thực chất, cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì không hề khó. Cha mẹ chỉ cần hướng dẫn bé làm theo các bài tập được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi là có thể sở hữu được chiếc mũi cao thanh thoát, đầu mũi thon gọn.

Mũi thay đổi như thế nào theo thời gian?

Trước khi tìm hiểu các cách là mũi nhỏ ở tuổi dậy thì; Hello Bacsi sẽ cùng bạn tòm hiểu về sự thay đổi của mũi theo thời gian. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra ảnh chụp 700 khuôn mặt của người da trắng từ 20 đến 80 tuổi [1].

Mục đích của nghiên cứu là cải thiện phần mềm nhận dạng khuôn mặt trong việc dự đoán sự thay đổi của khuôn mặt theo thời gian. Điều này giúp hỗ trợ cho cập nhật hình ảnh của những người mất tích.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 36 “điểm mốc” khác nhau trên khuôn mặt, đo khoảng cách giữa các điểm. Họ phát hiện ra rằng, những thay đổi mũi của chúng ta có thể bị xệ xuống theo thời gian tuổi tác. Khoảng cách từ mũi đến miệng cũng thu hẹp dần và cánh mũi cũng to hơn khi chúng ta già đi.

Những thay đổi này không có nghĩa là mũi của chúng ta sẽ to hơn nhưng sự thay đổi có thể khiến mũi trông to hơn. Ngoài ra, các bộ phận khác của khuôn mặt cũng thay đổi theo tuổi tác và ảnh hưởng đến hình dáng của mũi. Chúng bao gồm cấu trúc xương của [2]:

  • Hàm dưới (xương hàm dưới)
  • Hàm trên (xương hàm trên) gần mũi
  • Các phần của vành xương hốc mắt xung quanh mắt bạn

Ở tuổi dậy thì, mũi của trẻ có cao được nữa không?

Đối với bé trai, kích thước và hình dạng của mũi có thể ổn định ở độ tuổi 14. Còn đối với bé gái có thể ổn định vào khoảng 12 tuổi. Tuy nhiên, hình dáng của mũi vẫn tiếp tục thay đổi, đặc biệt là khi lớn lên [3].

Thời điểm chính xác mũi ngừng phát triển thực tễ vẫn đang được tranh luận giữa các chuyên gia. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, mũi ngừng phát triển vào khoảng 12 tuổi. Trong đó một số chuyên gia khác lại cho rằng, mũi dừng dừng phát triển khoảng 16 hoặc 17 tuổi; thậm chí là đầu tuổi trưởng thành. Do đó, các chuyên gia cần có nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định sự chính xác về thông tin này.

8 cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì

1. Tạo hình mũi

Bài tập tạo hình mũi là cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì đầu tiên mà Hello Bacsi muốn giới thiệu đến bạn. Đây là bài tập vô cùng đơn giản, giúp trẻ dễ dàng tạo hình mũi thon gọn theo ý muốn, đồng thời ngăn ngừa và làm giảm tình trạng đầu mũi bị chảy xệ khi lớn lên khiến đầu mũi dài, mũi trông dốc xuống.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng hai ngón trỏ ấn vào hai bên mũi.
  • Bước 2: Dùng lực thở ra thật mạnh, nhưng không nên quá mạnh.
  • Bước 3: Giữ áp lực lên phần dưới của hai bên lỗ mũi để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lặp lại bài tập này 10 lần.

2. Thu gọn cánh mũi là cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì

cách làm mũi cao ở tươi dậy thì

Để chiếc mũi trông thanh thoát hơn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện bài tập làm thon gọn cánh mũi sau đây. Bài tập này sẽ giúp mũi trông thon hơn, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng sụn bị thoái hóa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đặt ngón trỏ lên chóp mũi, ấn nhẹ.
  • Bước 2: Hóp hai bên cánh mũi và dùng lực đẩy đầu mũi, tạo áp lực lên ngón tay.

Thực hiện bài tập này hàng ngày, nhiều lần nhất có thể.

3. Làm thẳng mũi

Để có được một chiếc mũi đẹp hoàn hảo, điều kiện tiên quyết là mũi phải thẳng. Nếu chẳng may trẻ bị cong vẹo mũi, hãy hướng dẫn con thực hành theo cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì đơn giản sau đây. Chỉ bằng cách cười rạng rỡ nhất, bé vừa có thể làm trẻ hóa cơ mặt, vừa làm mũi thẳng hơn đấy!

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nở nụ cười rộng nhất để đẩy mũi lên trên.
  • Bước 2: Đặt ngón tay ở bên mũi và đẩy mũi lên trên. Điều này sẽ giúp các cơ ở hai bên mũi trở nên săn chắc.

Thực hiện bài tập này 20-30 lần/ngày để có kết quả tốt nhất.

4. Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì bằng bài tập thở

cách làm mũi cao ở tươi dậy thì: tập thở

Các bài tập hít thở không chỉ phù hợp với việc nâng cao sức khỏe của các cơ quan nội tạng mà còn góp phần tạo dáng mũi, tăng cường cơ bắp.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thoải mái, bắt chéo chân trên mặt đất. Nếu không thể ngồi bắt chéo chân, trẻ có thể ngồi trên ghế, lưng thẳng và đầu gối gập 90 độ.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái bịt lỗ mũi phải và hít vào bằng lỗ mũi trái, giữ khoảng 4 giây không thở ra.
  • Bước 3: Dùng một ngón tay khác bịt lỗ mũi trái và thở ra từ từ bằng lỗ mũi phải.
  • Bước 4: Đổi bên. 

Thực hiện ba hiệp, mỗi hiệp 10 lần.

5. Ngọ nguậy mũi là cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì

Sống mũi của bé sẽ trông sắc nét và săn chắc hơn khi có cơ bắp khỏe mạnh. Với bài tập ngọ nguậy mũi sau đây, mũi của trẻ trở nên thon gọn hơn nhờ vào việc cơ mũi được tăng cường.

Cách thực hiện: 

Ngọ nguậy mũi trong khi vẫn giữ khuôn mặt ở trạng thái tĩnh trong suốt quá trình. Thực hiện nhiều lần trong ngày khi có thể, ít nhất 1 lần/ngày.

6. Cách massage mũi làm mũi cao ở tuổi dậy thì

cách làm mũi cao ở tươi dậy thì: massage mũi

Nếu bạn đang thắc mắc về cách làm sống mũi cao ở tuổi dậy thì, đừng bỏ qua bài massage dưới đây. Giống như bài tập thở, phương pháp massage này cũng mang lại nhiều lợi ích. Nếu trẻ xoa bóp mũi đúng cách, không chỉ sống mũi cao hơn, mũi thon gọn hơn mà còn giúp giảm bớt tình trạng xoang và chứng đau nửa đầu. Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì này cũng đồng thời giúp các cơ quanh mũi săn chắc hơn.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Nhỏ lên mũi hai giọt dầu ô liu, dầu dừa hoặc dầu massage yêu thích.
  • Bước 2: Dùng đầu ngón tay massage từng phần mũi theo chuyển động tròn, bắt đầu từ sống mũi, đến chóp mũi và cuối cùng là hai bên mũi.

Massage 5 phút/ngày và thực hiện thường xuyên để đạt hiệu quả.

7. Làm đầu mũi thon gọn

Ở tuổi dậy thì, sụn mũi vẫn đang trong giai đoạn phát triển hoàn chỉnh. Lúc này, trẻ có thể nắn chỉnh hình dáng đầu mũi thông qua các bài tập làm mũi cao và gọn ở tuổi dậy thì.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng ngón trỏ và ngón cái ấn vào phần dưới của mũi.
  • Bước 2: Dùng ngón trỏ của tay kia đẩy đầu mũi lên trên.

Trong khi thực hiện cần hít thở sâu và thực hành trong 15-20 phút/ngày.

8. Cách làm nhỏ mũi

Việc sở hữu một chiếc mũi thon gọn sẽ giúp gương mặt trông thanh tú hơn. Đây chính là điều mà nhiều bé trai bé gái trong độ tuổi dậy thì mong muốn. Để làm mũi trông nhỏ hơn, cha mẹ có thể hướng dẫn bé cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì sau đây.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Tạo hình chữ ‘O’ bằng miệng.
  • Bước 2: Dùng hai ngón trỏ đẩy nhẹ hai lỗ mũi vào nhau một nửa, nhưng đảm bảo có thể thở thoải mái.
  • Bước 3: Ngước nhìn lên trần nhà và thở ra bằng mũi.

Thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày để thấy hiệu quả dần dần.

Làm mũi cao ở tuổi dậy thì: Cần lưu ý những gì? 

Sau khi tìm hiểu các cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì; bố mẹ cần lưu ý những điều sau đây cho trẻ:

  • Hình dạng của mũi sẽ thay đổi theo thời gian: Mũi sẽ thay đổi theo tuổi tác vì da mất đi độ đàn hồi.
  • Hình dạng của mũi không thay đổi khi tăng hoặc giảm cân:. Mũi được tạo thành từ xương và sụn và không có tế bào mỡ.
  • Cần cẩn trọng khi thực hiện các bài tập mũi với dụng cụ: Dụng cụ định hình mũi không có tác dụng và có thể gây thương tích cho mũi.
  • Kiên nhẫn thực hiện đúng cách làm mũi cao: Các cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì kể trên không thể phát huy hiệu quả ngay. Trẻ cần kiên nhẫn thực hiện đúng từng cách làm mũi cao để thấy được hiệu quả. 
  • Bài tập mũi không thay thế cho việc phẫu thuật thẩm mỹ: Các bài tập mũi kể trên không phải là giải pháp thay thế cho phẫu thuật mũi chức năng. Do đó, các khuyết điểm lớn về cấu trúc và thẩm mỹ của mũi sẽ không thể thay đổi được qua các bài tập.

Trên đây là 8 cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì mà cha mẹ có thể tham khảo và hướng dẫn con thực hiện. Một chiếc mũi thon gọn, thanh thoát sẽ giúp gương mặt của bé trở nên thanh tú hơn, đồng thời gia tăng sự tự tin hơn cho bé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Morphologic alterations ear, nose and lip detected with aging through facial photoanthropometric analysis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6981354/
Truy cập ngày 19/08/2024

2. Changes in the Facial Skeleton with Aging: Implications and Clinical Applications in Facial Rejuvenation
https://link.springer.com/article/10.1007/s00266-020-01785-0
Truy cập ngày 19/08/2024

3. Age Changes of Jaws and Soft Tissue Profile
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1155/2014/301501
Truy cập ngày 19/08/2024

4. Puberty
https://medlineplus.gov/puberty.html
Truy cập ngày 19/08/2024

5. Puberty Basics (for Teens)
https://kidshealth.org/en/teens/puberty.html
Truy cập ngày 19/08/2024

6. Puberty: Stages for Boys & Girls
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/22192-puberty
Truy cập ngày 19/08/2024

Phiên bản hiện tại

19/08/2024

Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh · Ngày cập nhật: 19/08/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo