backup og meta

Nghệ thuật nuôi dạy con vị thành niên 12 đến 14 tuổi

Nghệ thuật nuôi dạy con vị thành niên 12 đến 14 tuổi

Khoảng thời gian 12-14 tuổi là lúc trẻ bắt đầu dậy thì. Đây cũng là khi các bé có sự thay đổi về thể chất, tinh thần, cảm xúc và xã hội. Bên cạnh đó, hormone cũng thay đổi khi bắt đầu dậy thì. Trong khi các bé trai phát triển lông mu, lông mặt và giọng trầm hơn thì bé gái phát triển lông mu, vú và bắt đầu chu kì kinh nguyệt. Con bạn có thể sẽ lo lắng về những biến đổi đó và phân vân rằng mình có khác biệt với những đứa trẻ khác không?

Đây cũng là khoảng thời gian một số trẻ Việt ngày nay bị dụ dỗ để thử rượu, thuốc lá, ma túy và tình dục. Những vấn đề khác xảy đến là rối loạn ăn uống, trầm cảm và vấn đề gia đình. Vào tuổi này, trẻ vị thành niên cũng thường làm theo những quyết định riêng của bản thân về việc học tập, thể thao và bạn bè. Bé thường có xu hướng độc lập, cá nhân và sở thích riêng biệt, dù bố mẹ vẫn chiếm ảnh hưởng quan trọng. Vậy làm thế nào để phụ huynh thấu hiểu và nuôi dạy con tốt hơn trong giai đoạn này?

Những thay đổi cụ thể của con trong giai đoạn dậy thì như thế nào?

Dưới đây là những biểu hiện thay đổi về cảm xúc của con trong tuổi dậy thì bố mẹ có thể nhận biết:

 Về cảm xúc và xã hội:

  • Trẻ sẽ quan tâm nhiều hơn đến hình ảnh bản thân, dáng vẻ và quần áo bên ngoài;
  • Tập trung vào chính bản thân mình hơn. Con biết phân vân giữa những kỳ vọng to lớn của bản thân và sự thiếu tự tin vào chính mình;
  • Buồn rầu nhiều hơn;
  • Tỏ ra thích thú và hay bị ảnh hưởng bởi bạn cùng nhóm;
  • Tỏ ra không nghe lời, thỉnh thoảng vô lễ hay lạnh nhạt với bố mẹ;
  • Cảm thấy căng thẳng bởi những áp lực từ trường học;
  • Vấn đề ăn uống phát sinh;
  • Cảm thấy buồn hoặc áp lực nhiều, dẫn tới điểm kém, hút thuốc và uống rượu, tình dục không an toàn và những vấn đề khác.

Về khả năng suy nghĩ và học hỏi

  • Có khả năng suy nghĩ phức tạp hơn;
  • Bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ khi nói chuyện tốt hơn;
  • Phát triển cảm giác mạnh mẽ về những điều đúng sai.

Làm thế nào để bố mẹ nuôi dạy con hiệu quả?

Dưới đây là những cách giúp bạn thấu hiểu và giúp đỡ con bạn tốt hơn:

  • Trung thực và thẳng thắn với con bạn khi nói chuyện về những vấn đề nhạy cảm như ma túy, rượu, thuốc lá và tình dục;
  • Gặp gỡ và tìm hiểu về bạn bè của con bạn;
  • Bày tỏ quan tâm đến cuộc sống ở trường học của con;
  • Giúp con lựa chọn một cách thông thái và khuyến khích trẻ đưa ra những lựa chọn của bản thân;
  • Tôn trọng ý kiến, đồng thời liên kết với những suy nghĩ và cảm xúc của con bạn. Điều này vô cùng quan trọng để trẻ hiểu rằng bố mẹ đang lắng nghe mình.
  • Nếu có một xung đột xảy ra, hãy làm rõ mục tiêu và những kì vọng của bạn (ví dụ như đạt điểm cao, giữ vật dụng sạch sẽ và tôn trọng cha mẹ). Điều này sẽ cho phép con bạn ý kiến về cách thức để đạt được những mục tiêu đó (ví dụ cho phép con bạn tự quyết định thời gian, cách làm trong bao lâu … ).

Những lưu ý khác mà bố mẹ cần biết

Ưu tiên hàng đầu là việc luôn giữ an toàn cho con

Cha mẹ luôn là người nắm vai trò quan trọng trong bảo vệ con cái, dù con bạn còn nhỏ hay đã lớn. Sau đây là một vài cách hữu ích bạn có thể tham khảo:

  • Giúp con bạn hiểu rõ tầm quan trọng của việc thắt đai an toàn. Tai nạn xe cộ là nguyên nhân dẫn đến cái chết của thanh thiếu niên từ 12-14 tuổi;
  • Khuyến khích con đội mũ bảo hiểm khi đạp xe, sử dụng ván trượt hoặc tham gia những hoạt động thể thao tương tác;
  • Trò chuyện với con về mức độ nguy hiểm của thuốc phiện, rượu, thuốc lá và hoạt động tình dục nguy hiểm. Bạn có thể hỏi con về những suy nghĩ riêng và bày tỏ ý kiến đối với những vấn đề đã nêu cũng như chia sẻ những suy nghĩ của bản thân bạn. Lắng nghe con bạn và đưa ra những câu trả lời trung thực nhất;
  • Chia sẻ với con việc có một người bạn tốt quan trọng đến thế nào. Khuyến khích con bạn tránh xa những người ép con làm việc xấu;
  • Luôn biết rõ con đang ở đâu và có người lớn đi kèm không. Bạn cần nhắn nhủ con rằng phải gọi điện thoại cho bạn khi nào, bạn có thể tìm con ở đâu và đi chơi đến mấy giờ;
  • Đưa ra những quy định rõ khi nào thì con được phép dẫn bạn về nhà, tránh xa những yếu tố nguy hiểm và phải hoàn thành xong tất cả bài tập cũng như việc nhà trước khi đi chơi.

Đảm bảo con có một sức khỏe ổn định

Bạn có thể khuyến khích con tham gia hoạt động thể chất, các môn thể thao nhóm hoặc chơi những môn thể thao cá nhân. Ngoài ra, bạn nên yêu cầu trẻ làm những công việc nhà và dắt chó đi dạo, đây cũng là phương thức giúp trẻ luôn năng động.

Bữa ăn là khoảng thời gian quan trọng, con bạn không chỉ có thể lựa chọn nhiều món ngon hơn mà việc trò chuyện giữa các thành viên cũng là một phần giúp phát triển tinh thần cho trẻ.

Bên cạnh đó, bạn có thể giới hạn thời gian ngồi trước màn hình máy tính cho con trong khoảng 1 đến 2 giờ mỗi ngày và giới hạn chương trình xem phù hợp với lứa tuổi của con bạn.

Tuổi dậy thì là khoảng thời gian mà trẻ thay đổi không chỉ về thể chất mà còn cả tâm sinh lý. Chia sẻ, thấu hiểu, luôn biết con cần gì,… là những cách mà bố mẹ có thể giúp con vượt qua giai đoạn biến động này. Hãy là một người bạn đồng hành cùng con, là người mà con tin tưởng trên chặng đường phát triển của mình, bố mẹ nhé.

Bạn có thể xem thêm:

  • Làm sao phát hiện con bị rối loạn tâm lý tuổi dậy thì
  • Rối loạn thói quen ăn uống ở trẻ vị thành niên
  • Lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Young Teen  (12-14 years of age). http://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/positiveparenting/adolescence.html. Ngày truy cập 22/8/2016

Phiên bản hiện tại

02/05/2018

Tác giả: Hương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Cao Nguyen Bich Vi


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hương Quỳnh · Ngày cập nhật: 02/05/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo