backup og meta

Tầm quan trọng của vitamin đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Tầm quan trọng của vitamin đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 0−12. Vitamin giúp đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm đầu ở trẻ nhỏ.

Vitamin là gì?

Vitamin là một nhóm các phân tử vi sinh có thành phần hóa học khác nhau với các đặc tính hóa học và vật lý cũng khác nhau, nhưng điểm giống nhau là chúng rất cần thiết cho hoạt động sống, đặc biệt là cho sự phát triển của trẻ.

Vitamin được chia thành hai nhóm chính:

  • Vitamin tan trong nước: Vitamin B và C.
  • Các vitamin không tan trong nước bao gồm A, D, E, K, F (nhưng chúng có thể hòa tan trong dầu).

Vai trò của vitamin đối với sự phát triển của trẻ

Vitamin A, B, C, D, E, K đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng cho cơ thể và tăng khả năng đề kháng ở trẻ nhỏ.

  • Vitamin A: tốt cho thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt, đặc biệt là chứng quáng gà. Ngoài ra, vitamin A cũng rất cần thiết cho sự phát triển của xương và cơ quan sinh sản.
  • Vitamin B: giúp tạo ra enzyme quan trọng trong việc tăng cường khả năng chuyển hóa đường, chất béo, protein trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin B1 cũng kích thích sự thèm ăn ở trẻ em.
  • Vitamin C: giúp phát triển và duy trì xương, răng, lợi, dây chằng, mạch máu, tăng khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm các chất độc hại cho cơ thể và chất độc do cơ thể tạo ra. Nó cũng giúp ngăn ngừa thiếu máu.
  • Vitamin D: giúp điều chỉnh và chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp củng cố răng khỏe mạnh.
  • Vitamin E: giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, làm đẹp da, bảo vệ màng tế bào và tăng sức đề kháng, giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Vitamin K: giúp đảm bảo sự đông máu. Ngoài ra, vitamin K cũng có thể kết hợp với canxi để giúp củng cố xương chắc khỏe.

Vitamin tham gia vào sự trao đổi chất của cơ thể, bao gồm các enzyme, tổng hợp, sử dụng và chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở tế bào và cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ các vitamin nói chung và vitamin B nói riêng sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm đầu ở trẻ nhỏ.

Khi nào cần bổ sung vitamin cho bé?

Vitamin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày, do đó, bạn nên bổ sung thêm rau xanh, hoa quả và trái cây trong chế độ ăn của bé. Tuy nhiên, cơ thể bé sẽ khó có được các vi chất dinh dưỡng cần thiết vì chất lượng thực phẩm giảm do quá trình trồng trọt (thuốc trừ sâu, thuốc tăng cân, phân bón…), đóng gói, vận chuyển, bảo quản kéo dài hoặc việc rửa quá nhiều hay qua quá trình chiên, xào làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin. Đối với trẻ em bị suy dinh dưỡng và tăng trưởng chậm, việc bổ sung vitamin là điều cần thiết.

Đối với những trẻ bị béo phì đang trong chế độ ăn kiêng thì việc hấp thụ vitamin A, D, E và K sẽ kém vì chúng là những vitamin tan trong chất béo.

Tại sao phải bổ sung vitamin cho trẻ?

Thông thường, trẻ em hiếm khi chỉ thiếu một loại vitamin mà cơ thể chúng thường thiếu nhiều loại cùng một lúc. Đó là lý do cha mẹ nên bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tuổi − thời kỳ vàng để phát triển thể chất và tinh thần. Nếu trẻ không được bổ sung các vitamin cần thiết trong quãng thời gian này, việc cung cấp dinh dưỡng sau đó sẽ khó khăn hơn.

Nguồn vitamin có trong tự nhiên rất phong phú, dễ tìm. Tuy nhiên, ở trẻ kén ăn hoặc ăn uống không đủ chất, bạn nên thêm các vitamin tổng hợp và chất bổ sung có chứa lysine. Những chất này giúp bé ăn tốt hơn, ngăn ngừa sự mất nước và đẩy nhanh quá trình phục hồi bằng việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch.

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

WebMD, Vitamins and Minerals for Healthy Children, http://www.webmd.com/parenting/vitamins-for-kids-do-healthy-kids-need-vitamins#2. Ngày truy cập 2/5/2017

Kids Health, Vitamins, http://kidshealth.org/en/kids/vitamin.html. Ngày truy cập 2/5/2017

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: Thơ Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thơ Trương · Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo