backup og meta

Nghệ thuật nuôi dạy con từ 6 đến 8 tuổi

Nghệ thuật nuôi dạy con từ 6 đến 8 tuổi

Trẻ 6-8 tuổi sẽ có một vài thay đổi so với lúc con còn bé: con có thể tự mặc quần áo, chụp bóng dễ dàng bằng một tay hay tự mình cột giày. Khoảng thời gian này rất quan trọng để hình thành sự độc lập của con với gia đình. Hơn nữa, những sự kiện như đi học sẽ giúp trẻ dần tương tác với thế giới rộng lớn bên ngoài.

Tình bạn đối với con cũng trở nên quan trọng hơn. Những kỹ năng tinh thần, thể chất và xã hội của con phát triển nhanh chóng. Đây thực sự là một thời điểm chính yếu để bé phát triển tính tự tin trong cuộc sống, bất kể khi nào và bất kể nơi đâu. Làm sao để giúp bố mẹ thấu hiểu sự thay đổi này?

Bố mẹ cần nhận biết những sự thay đổi cụ thể nào ở trẻ?

Dưới đây là những biểu hiện cụ thể ở trẻ 6-8 tuổi:

Thay đổi cảm xúc và xã hội

  • Bé thường tỏ ra độc lập với cha mẹ;
  • Bắt đầu nghĩ về tương lai;
  • Nhận biết vị trí của bản thân trong xã hội;
  • Chú ý hơn về tình bạn và cách làm việc nhóm;
  • Muốn được bạn bè yêu thích và được chấp nhận;

Thay đổi về suy nghĩ và khả năng học hỏi

  • Phát triển nhanh chóng về trí tuệ;
  • Học cách biểu lộ kinh nghiệm, nói về những suy nghĩ và cảm giác của mình;
  • Ít tập trung vào một người mà quan tâm đến những người khác hơn.

Làm thế nào để giúp đỡ bố mẹ nuôi dạy con 6-8 tuổi hiệu quả?

Dưới đây là một vài bí quyết mà cha mẹ có thể tham khảo để dạy con  ở tuổi này:

  • Thể hiện sự hào hứng của bạn đối với con bằng cách đón nhận những thành tích tốt của bé;
  • Giúp đỡ con phát triển tinh thần trách nhiệm, chẳng hạn như yêu cầu trẻ giúp đỡ việc nhà, dọn bàn ăn… và khen ngợi khi con thực hiện tốt;
  • Trò chuyện với con về trường học, bạn bè và những thứ trẻ mong đợi trong tương lai;
  • Trò chuyện với con về những kỳ vọng khác;
  • Khuyến khích con giúp đỡ mọi người;
  • Giúp đỡ con đạt được mục tiêu đề ra – trẻ sẽ học cách để tự hào chính bản thân mình và ít dựa vào người khác hơn;
  • Giúp con học sự kiên nhẫn bằng cách để những người khác đi trước hoặc kết thúc bài học trước khi ra ngoài chơi. Khuyến khích trẻ nghĩ về những kết quả có thể xảy ra trước khi thực hiện;
  • Đưa ra những quy định rõ ràng và nghiêm túc để con thực hiện như có thể xem tivi bao lâu hay khi nào thì phải lên giường đi ngủ. Bạn cần nghiêm khắc quy định rõ ràng với con về những hành vi nào tốt và hành vi nào không tốt;
  • Cùng con thực hiện những điều thú vị với nhau như chơi game, đọc báo hoặc đi đến những nơi thú vị gần nhà;
  • Liên hệ với trường học của con. Gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ giáo viên để hiểu mục tiêu dạy học của họ và bạn cùng với trường học có thể hợp tác để giúp con phát triển các kỹ năng cần thiết;
  • Đọc sách truyện cho con nghe cho dù bé đã biết đọc. Nếu con biết đọc, bạn thử tìm cách để cả 2 cùng đọc cho nhau nghe;
  • Sử dụng những kỷ luật để hướng dẫn và bảo vệ con sẽ tốt hơn là trừng phạt bé;
  • Khen ngợi những biểu hiện tốt của bé;
  • Hỗ trợ trẻ vượt qua những thử thách mới;
  • Khuyến khích trẻ tham dự những nhóm hoạt động cộng đồng ở trường học hoặc ở địa phương.

Những lưu ý khác mà bố mẹ cần biết khi có con 6-8 tuổi

Luôn giữ cho con sự an toàn bằng những cách dưới đây:

  • Bảo vệ con bạn khỏi những tai nạn xe cộ;
  • Chỉ cho con bạn cách canh chừng tai nạn xe cộ và khi nào thì an toàn để qua đường hoặc lái xe đạp;
  • Luôn canh chừng con khi bé đến khu vực hồ nước, hồ bơi và tham gia những hoạt động nguy hiểm, ví dụ như leo trèo lên cao;
  • Nói với con bạn rằng: bất cứ khi nào cần sự giúp đỡ hãy gọi cho bố mẹ và bạn sẽ tới và giúp đỡ bé;
  • Để những vật dụng nguy hiểm sắc nhọn tránh xa tầm tay trẻ;

Bên cạnh đó, bạn có thể giúp con có một cơ thể khỏe mạnh bằng cách:

  • Bố mẹ có thể liên hệ với trường học của con để bàn luận về vấn đề đồ ăn và thức uống ít đường, ít chất béo và muối;
  • Đảm bảo con có khoảng thời gian ít nhất 1 giờ mỗi ngày được tham gia các hoạt động ngoài trời;
  • Giới hạn thời gian ngồi trước màn hình vi tính tối đa là 1 đến 2 giờ mỗi ngày;
  • Khuyến khích trẻ tập những thói quen tốt và tham gia tích cực các hoạt động xã hội.

Trẻ ở độ tuổi 6-8 tuổi sẽ có rất nhiều thay đổi so với con còn lúc nhỏ. Đối với những bố mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc con ở giai đoạn này sẽ có đôi chút vất vả khi phải thích nghi với sự biến chuyển của con. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ và thấu hiểu con sâu sắc ở lứa tuổi này, bạn sẽ dễ dàng nuôi dạy con ở những lứa tuổi tiếp theo. Khi bước đầu đã vững chắc thì sẽ dễ tạo thuận lợi cho những năm tháng sau này. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc!

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Middle Childhood (6 to 8 years of age). http://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/positiveparenting/middle.html. Ngày truy cập 22/8/2016

Phiên bản hiện tại

10/12/2019

Tác giả: Hương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Coco Thuy Bui


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hương Quỳnh · Ngày cập nhật: 10/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo