backup og meta

Mách bố mẹ cách giúp con không còn rụt rè

Mách bố mẹ cách giúp con không còn rụt rè

Bố mẹ luôn mong muốn con tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, nhưng một số bé lại có tính cách hoàn toàn trái ngược so với mong đợi này. Việc tìm ra phương pháp giúp trẻ cải thiện tính rụt rè là điều bố mẹ cần làm.

Một số trẻ thường hay tỏ ra bẽn lẽn, rụt rè khi phải giao tiếp với người khác. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con vượt qua được sự tự ti này nếu biết được những mẹo dưới đây.

Khi nào xấu hổ, rụt rè trong giao tiếp trở nên nghiêm trọng với trẻ?

Nhìn chung thì không có vấn đề gì khi trẻ tỏ ra rụt rè. Một số trẻ rụt rè ít nói lại thường có xu hướng lắng nghe nhiều hơn và không thuộc nhóm đối tượng hay gây rối ở trường học. Sự rụt rè chỉ trở thành vấn đề nghiêm trọng trong trường hợp rụt rè luôn đi kèm với những hoạt động bình thường hằng ngày và nó mang lại cảm giác không vui cho bé. Bố mẹ sẽ cần lời khuyên của chuyên gia khi thấy trẻ:

  • Không muốn đi học;
  • Khó kết bạn;
  • Băn khoăn về việc đi sinh nhật bạn hay tham gia các buổi tập thể dục;
  • Lo lắng về sự rụt rè của bản thân.

Điều gì khiến con rụt rè?

Sự rụt rè thường rất phổ biến. Người ta ước tính rằng có khoảng 20−48% người có tính cách rụt rè, ngại giao tiếp. Đa số trẻ sinh ra có tính rụt rè do di truyền, mặc dù những trải nghiệm tiêu cực cũng góp phần tạo nên tính cách này ở trẻ. Có phải tính cách rụt rè của trẻ tự nhiên xuất hiện? Nếu quả thật là vậy thì chỉ cần xuất hiện một sự việc nào đó sẽ khiến sự rụt rè, mặc cảm ở trẻ bộc phát và cần được giải quyết ngay.

Tôn trọng tính cách của con

Trẻ có tính rụt rè thường có một số đặc điểm nhất định. Những trẻ rụt rè thường có tính độc lập, biết quan tâm và cảm thông với người khác nhưng lại ngại thử những điều mới mẻ. Trẻ thường chậm chạp trong khâu khởi động và cần có nhiều thời gian hơn để thích nghi với hoàn cảnh mới so với trẻ khác. Có thể trẻ cũng muốn được hòa đồng nhưng không muốn giao tiếp với các bạn khác vì sợ hoặc không biết làm cách nào. Điều quan trọng là trẻ phải tự đối mặt với hoàn cảnh theo cách riêng của mình chứ không dựa dẫm vào bố mẹ.

Những mẹo để bố mẹ giúp con hòa nhập tốt hơn

Bố mẹ nên bày cho con cách mở đầu tốt

Bố mẹ cần chia sẻ cách giúp con tiếp cận với nhóm bạn và lắng nghe mọi người, để các bạn có thời gian làm quen với bạn khác. Bố mẹ còn cần dạy con biết cách tham gia vào cuộc nói chuyện với các bạn, có thể là nhắc đến những điểm chung, cho các bạn biết mình cũng giống các bạn chẳng hạn.

Xây dựng sự tự tin cho trẻ

Hãy kể lại những trường hợp con phải đối mặt với hoàn cảnh mới và đã vượt qua nó như thế nào. Chẳng hạn như khi trẻ chuẩn bị tham gia một bữa tiệc sinh nhật nhưng lại cảm thấy bẽn lẽn, thì bố mẹ cần gợi con nhớ lại một bữa tiệc khác mà con đã chơi đùa rất vui cùng các bạn.

Tập cho con những kỹ năng xã hội căn bản

Bố mẹ nên cho bé cơ hội thực hành các kỹ năng giao tiếp xã hội khi có thể để giúp con độc lập hơn và có những nhận thức xã hội bằng cách tập cho con:

  • Trả lời điện thoại;
  • Tự gọi món khi đi ăn cùng gia đình;
  • Trả tiền cho thu ngân khi mua sắm cùng bố mẹ;
  • Mời bạn bè đến nhà chơi cùng để trẻ thực hành các kỹ năng;
  • Nói “cảm ơn” và “xin lỗi” với người lớn.

Khen ngợi hoặc thưởng cho con yêu sau mỗi tiến bộ nhỏ

Chỉ cần con nói “Xin chào” hay vẫy tay chào bạn bè thì đã là một biểu hiện tốt rồi, bố mẹ cần tán dương con về điều này. Nếu trẻ không có biểu hiện gì trước ai đó thì cần nói chuyện với trẻ về vấn đề này. Gợi ý cho trẻ những việc có thể làm nếu trường hợp đó lặp lại. 

Thể hiện sự đồng cảm

Cho con biết rằng bố mẹ biết được con đang rụt rè, bố mẹ rất hiểu con và thỉnh thoảng bố mẹ cũng cảm thấy như vậy. Hãy kể cho con nghe về những lần bố mẹ rụt rè, sợ sệt nhưng cuối cùng đã vượt qua nó.

Làm gương cho con

Khi bố mẹ cho con thấy cách bố mẹ chào hỏi, nói chuyện và hòa đồng với mọi người, con sẽ cảm thấy dễ dàng làm theo hơn. Nhưng trên hết, bố mẹ nhớ luôn thương yêu và chấp nhận con. Nói với con rằng dù con có rụt rè, bố mẹ vẫn luôn bên cạnh và giúp con vượt qua.

Để giúp con khắc phục tính rụt rè, ngại giao tiếp, bố mẹ hãy là những người thầy đồng thời là người bạn luôn bên con, quan tâm và giúp con trút bỏ lớp vỏ tự ti để có thể hòa nhập với cuộc sống xung quanh nhé.

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tips to Parent Your Shy Child http://www.webmd.com/parenting/features/parent-shy-child#1 Ngày truy cập 4/4/2017

How to Help Your Shy Child http://www.parents.com/toddlers-preschoolers/development/social/help-shy-child/  Ngày truy cập 4/4/2017

Phiên bản hiện tại

12/08/2020

Tác giả: Hoàng Ngọc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Ngọc · Ngày cập nhật: 12/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo