backup og meta

Vì sao bé không chịu nghe lời bố mẹ?

Vì sao bé không chịu nghe lời bố mẹ?

Khi nuôi dạy con, điều mà bao bố mẹ hằng mong muốn là trẻ ngoan ngoãn và biết vâng lời. Nhưng nếu bé không ngoan, đâu là nguyên nhân là thế nào để cha mẹ có thể uốn nắn và dạy bảo con những điều đúng đắn?

Nguyên nhân bé không chịu vâng lời cha mẹ

Cha mẹ quá nuông chiều bé

Nguyên nhân chính làm cho bé trở nên hư hỏng chính là do cha mẹ quá nuông chiều, dễ dãi, không đặt ra những giới hạn cho bé và bị khuất phục bởi những cơn giận dữ và than khóc của bé. Nếu cha mẹ cho bé quá nhiều quyền lực, chúng sẽ tự cho mình là trung tâm của mọi thứ. Nhiều cha mẹ làm điều này với mong muốn không muốn con mình phải đối mặt với những cảm giác thất vọng hết sức bình thường trong cuộc sống. Đôi khi những đứa bé có ba mẹ đi làm và được chăm sóc bởi vú em hay người chăm trẻ. Vú em có thể làm hư bé bằng việc để bé chơi trò chơi điện tử suốt ngày và thuyết phục bé bằng những đòi hỏi phi thực tế.

Cha mẹ không muốn tổn thương bé

Nguyên nhân một số cha mẹ nuông chiều con quá mức là vì họ nhầm lẫn giữa nhu cầu của bé (ví dụ như nhu cầu ăn uống) với sự thèm muốn hay ý tưởng bất chợt của bé (như nhu cầu chơi đùa). Họ không muốn làm tổn thương cảm xúc cho con mình hay làm cho bé khóc. Cùng lúc đó, họ chỉ có thể thực hiện các giải pháp tạm thời để ngăn bé khóc. Theo thời gian, điều này có thể làm con bạn quấy khóc nhiều hơn. Việc bé cố khóc và làm ồn để có được điều mình muốn thường không bắt đầu trước khi bé được 5 hoặc 6 tháng tuổi. Xu hướng làm hư hỏng con em mình ở nước ta đang ngày một tăng bởi một số phụ huynh luôn làm việc bận rộn để rồi trở về nhà và cảm thấy vô cùng có lỗi về việc không có đủ thời gian cho con cái của họ. Vì vậy trong những khoảng thời gian ngắn ngủi ở bên con, họ thường cố gắng tránh những xích mích hay thực hiện kỉ luật sắt với bé.

Hãy phân biệt giữa quan tâm bé và làm hư bé

Bạn cần biết rằng, quan tậm bé làm làm hư hỏng bé là hai khái niệm vô cùng khác biệt. Nhìn chung, chăm sóc quan tâm rất tốt cho trẻ em, nhưng quan tâm chăm sóc quá mức, không đúng lúc lại có thể gây hại. Quan tâm chăm sóc quá nhiều có thể cản trở việc tự bé học chơi đùa hoặc học cách chơi đùa với các bé khác. Một ví dụ cho quan tâm chăm sóc không đúng lúc là khi bạn đang bận mà con lại đòi bế hoặc khi con bạn cư xử không đúng và cần được răn dạy thì bạn lại phớt lờ đi.

Việc bồng bế bé là một hình thức của sự quan tâm chăm sóc luôn khiến một số cha mẹ lo lắng bởi họ nghĩ rằng hành động này có thể làm hư bé. Thực chất không phải vậy: ôm bé chính là thể hiện rằng bạn yêu thương bé, vậy nên bồng bế bé nhiều sẽ không làm cho con bạn trở nên hư hỏng.

Kết quả của việc bé không chịu vâng lời cha mẹ

Nếu không được uốn nắn, những đứa trẻ hư hỏng sẽ mang lại cho bạn nhiều rắc rối khi chúng đến tuổi đi học. Những đứa bé khác sẽ không thích chúng vì chúng quá hống hách và ích kỷ. Người lớn cũng sẽ không thích chúng vì chúng quá thô lỗ và có những đòi hỏi quá mức cho riêng bản thân. Cuối cùng, chúng thậm chí trở nên khó được cha mẹ yêu thương bởi chỉ thực hiện những hành vi không tốt. Khi những đứa bé hư hỏng không hòa đồng tốt với những đứa bé khác và người lớn xung quanh, cuối cùng chúng sẽ buồn bã và luôn có cảm giác bất hạnh. Trẻ em hư hỏng có thể có những biểu hiện như giảm động lực và không có sự kiên trì cho việc học ở trường. Ngoài ra, điều này có thể dẫn tới việc bé thực hiện những hành vi nguy hiểm, chẳng hạn như lạm dụng ma túy. Nói tóm lại, làm hư một đứa trẻ sẽ khiến cho cuộc sống của chúng sau này không được chuẩn bị tốt.

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Schmitt, Barton D.  MD F.A.A.P. Your Child’s Health. New York: Bantam, 2005. Bản in. Trang 327-328

Phiên bản hiện tại

10/12/2019

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư


Bài viết liên quan

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Gợi ý 7 thực đơn cơm nát cho bé


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo